Bộ Công Thương xóa bỏ Cục Công tác phía Nam, sáp nhập 2 vụ

Bộ Công Thương xóa bỏ Cục Công tác phía Nam, sáp nhập 2 vụ

Ngày 29/11, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh ký thay Thủ tướng ban hành Nghị định 96 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương .

Theo đó cơ cấu tổ chức mới của Bộ Công Thương có 28 tổ chức, đơn vị. Trong đó có 10 vụ, 10 cục, Thanh tra bộ, Văn phòng bộ, Tổng cục Quản lý thị trường, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Ngoài ra, Bộ Công Thương còn có 4 đơn vị sự nghiệp gồm: Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương; Báo Công Thương; Tạp chí Công Thương; Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương.

So với cơ cấu tổ chức tại nghị định cũ, Bộ Công Thương giảm 2 tổ chức và có một số thay đổi. Cụ thể, Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp được sáp nhập thành Vụ Kế hoạch - Tài chính; bỏ Cục Công tác phía Nam. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng được sắp xếp lại thành Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.

Nghị định cũng quy định rõ, Vụ Chính sách thương mại đa biên được tổ chức 3 phòng, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi được tổ chức 3 phòng, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ được tổ chức 3 phòng.

Bộ trưởng Công Thương trình Chính phủ Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.

Bộ trưởng Công Thương trình Thủ tướng quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường; ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc bộ.

Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao (không bao gồm công nghiệp công nghệ thông tin).

Bộ cũng quản lý cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thương mại trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới; dịch vụ logistics; phát triển thị trường ngoài nước; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng phụ trách quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2022; thay thế Nghị định số 98/2017.

Cắt giảm được 17 Tổng cục, 8 Cục, hơn 100 Vụ là kết quả đáng mừng

Cắt giảm được 17 Tổng cục, 8 Cục, hơn 100 Vụ là kết quả đáng mừng

Thủ tướng cho rằng, việc sắp xếp bộ máy bên trong các bộ ngành đúng là chậm nhưng lấy được chất lượng, hiệu quả bù lại; giảm được 17 Tổng cục, 8 Cục, hơn 100 Vụ và đây là kết quả đáng mừng.
Cắt giảm 17 tổng cục, sắp xếp hơn 500 lãnh đạo, quản lý

Cắt giảm 17 tổng cục, sắp xếp hơn 500 lãnh đạo, quản lý

Bộ Nội vụ cho biết, các bộ, ngành Trung ương cắt giảm 17 tổng cục và tổ chức tương đương Tổng cục; giảm 8 cục thuộc tổng cục và thuộc bộ; giảm 145 vụ/ban thuộc tổng cục và thuộc bộ; giảm được 90% phòng trong vụ.
Đề xuất tách hàng loạt tổng cục, cục ra khỏi bộ ngành

Đề xuất tách hàng loạt tổng cục, cục ra khỏi bộ ngành

PGS.TS. Lê Minh Thông đề nghị tách các tổng cục, cục về thuế, hải quan, an toàn thực phẩm, dược phẩm, quản lý thị trường... ra khỏi bộ ngành thành những cơ quan thực thi đặc thù thuộc Chính phủ.

Tin tức mới nhất

Xem thêm

Tại sao ông Donald Trump tiếp tục muốn Mỹ mua đảo lớn nhất thế giới Greenland?

Tại sao ông Donald Trump tiếp tục muốn Mỹ mua đảo lớn nhất thế giới Greenland?

Sau 5 năm hợp nhất, Đài PT-TH và Báo Bình Phước hiện ra sao?

Sau 5 năm hợp nhất, Đài PT-TH và Báo Bình Phước hiện ra sao?

Lưu ý phong thủy không thể bỏ qua khi xây nhà hướng Nam

Lưu ý phong thủy không thể bỏ qua khi xây nhà hướng Nam