Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà muốn tạo bước ngoặt mới cho nền công vụ

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà muốn tạo bước ngoặt mới cho nền công vụ

Một trong những ưu tiên hành động của Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà là đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức, cơ bản hoàn thiện mô hình chế độ công vụ theo vị trí việc làm.

Trong đó, Bộ Nội vụ sẽ thực hiện thống nhất kiểm định chất lượng đầu vào công chức làm cơ sở cho các bộ, ngành, địa phương lựa chọn, tuyển dụng theo yêu cầu, nhiệm vụ; hoàn thiện tiêu chuẩn, chức danh ngạch công chức và tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: Hoàng Hà

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng nêu quyết tâm xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên thông đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã với cấp huyện, cấp tỉnh nhằm xây dựng chung một chế độ công vụ.

“Đặc biệt, điều tôi mong muốn là xây dựng một chế độ công vụ chung và thay đổi mô hình công vụ chức nghiệp hiện nay bằng vị trí việc làm. Đây là mô hình hiện đại nhất hiện nay chúng ta cần thực hiện nhưng muốn vậy phải xác định được từng vị trí việc làm. Để làm được việc này là vô cùng vất vả nhưng chúng tôi sẽ quyết tâm hoàn thành trong năm 2023”, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh.

Cùng với đó là đổi mới và nâng cao chất lượng thi tuyển, nâng ngạch công chức; thực hiện xét tuyển thi thăng hạng viên chức tiến tới xóa bỏ việc xếp hạng viên chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Trong năm 2023, Bộ Nội vụ sẽ quy định các chế độ, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài và khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.

Ngoài ra, Bộ cũng tiến hành đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo khách quan, công bằng, sát với thực tế hơn.

Xây dựng một nền hành chính vừa chuyên nghiệp vừa hiện đại

Nội dung nữa là Bộ Nội vụ triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả Kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.

Đồng thời, đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, trọng tâm là rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập của bộ, ngành, địa phương.

Đi cùng với đó là sửa đổi, bổ sung chính sách tinh giản biên chế và giải quyết đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.

Một nội dung nữa cũng được tư lệnh ngành Nội vụ nêu quyết tâm là hoàn thành việc nghiên cứu phân định được chính quyền nông thôn và đô thị; mô hình thành phố trong thành phố, thành phố trong tỉnh… Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống thể chế, chính sách mô hình chính quyền đô thị, nông thôn, hải đảo, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.

Thêm nội dung quan trọng nữa được Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà quan tâm là hình thành hệ thống liên thông, đồng bộ dữ liệu, đẩy mạnh chuyển đổi số trong toàn ngành nội vụ.

"Chúng tôi vừa chính thức đưa hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức đi vào hoạt động, dự kiến quản lý xấp xỉ 2,5 triệu bộ hồ sơ điện tử, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ, trung thực" - lời bà Trà.  

“Năm 2023, dự báo rất khó khăn và bộ còn nhiều việc phải làm và chắc chắn chúng tôi phải hành động quyết liệt hơn nữa để tạo ra bước ngoặt mới, sự thay đổi lớn cho nền công vụ. Trong đó có sự thay đổi về chế độ công vụ. Đó là điều tôi kỳ vọng và quyết tâm làm cho bằng được trong năm 2023”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cam kết.

Bà cũng gửi gắm đến toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong cả nước thông điệp: “Tất cả chúng ta cùng hành động, cùng thay đổi để xây dựng một nền công vụ, một nền hành chính Nhà nước vừa chuyên nghiệp vừa hiện đại, hướng đến sự phục vụ người dân tốt nhất”.

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, trong năm 2022, các bộ, ngành Trung ương đã giảm 17 tổng cục và tương đương tổng cục; giảm 8 cục thuộc tổng cục và thuộc bộ; giảm 145 vụ/ban thuộc tổng cục và thuộc bộ.

Ở địa phương, tiếp tục giảm 711 tổ chức phòng thuộc cơ quan chuyên môn UBND cấp tỉnh và cấp huyện. 

Cả nước giảm 7.469 đơn vị sự nghiệp công lập (đạt 13,5%) so với năm 2016. Riêng năm 2022, ở bộ, ngành Trung ương đã giảm 22 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, ngành; địa phương giảm 1.020 đơn vị sự nghiệp công lập.

Đến nay, tổng số đối tượng được giải quyết chính sách tinh giản biên chế ở các bộ, ngành, địa phương là 79.057 người (chiếm tỷ lệ 29,96% so với số biên chế công chức, viên chức giảm giai đoạn 2016-2021). 

Giai đoạn 2020-2022, các bộ, ngành, địa phương đã tuyển dụng 18.867 công chức và 125.104 viên chức. Trong đó, có 258 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ theo Nghị định số 140/2017. Kết quả tuyển dụng đã cơ bản kịp thời khắc phục tình trạng gần 40.000 công chức, viên chức thôi việc, nghỉ việc.

Thủ tướng: Cắt giảm 17 tổng cục là sự cố gắng rất lớn của Bộ Nội vụ

Thủ tướng: Cắt giảm 17 tổng cục là sự cố gắng rất lớn của Bộ Nội vụ

Hoan nghênh Bộ Nội vụ cắt giảm 17 tổng cục, Thủ tướng nhấn mạnh: "Đây là cố gắng rất lớn và quyết tâm của Bộ. Không có các đồng chí thì Chính phủ không hoàn thành được việc này”.
Dấu ấn về nữ Bộ trưởng Nội vụ đầu tiên sau 1 năm nhậm chức

Dấu ấn về nữ Bộ trưởng Nội vụ đầu tiên sau 1 năm nhậm chức

Lần đầu tiên cả nước vượt mục tiêu tinh giản biên chế; bộ máy tinh gọn hàng chục sở ngành, hàng nghìn phòng ban; hàng trăm chứng chỉ bồi dưỡng vô bổ được cắt giảm…

Tin tức mới nhất

Xem thêm

Hồ sơ thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe bao gồm những giấy tờ nào?

Hồ sơ thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe bao gồm những giấy tờ nào?

3 công trình cùng về đích ngày 30/12, kéo giảm ùn tắc khu Nam TPHCM

3 công trình cùng về đích ngày 30/12, kéo giảm ùn tắc khu Nam TPHCM

Dự báo thời tiết 27/12/2024: Không khí lạnh tăng cường, Trung Bộ mưa to

Dự báo thời tiết 27/12/2024: Không khí lạnh tăng cường, Trung Bộ mưa to