Bố vợ ra tay giúp con rể trị cô vợ xấu tính đòi ly hôn, vơ vét tài sản
Thứ tư, 26/10/2022 16:11
Bố vợ ra tay giúp con rể trị cô vợ xấu tính đòi ly hôn, vơ vét tài sản
Ông Từ Vi Dân làm chủ nhiệm một phân xưởng nhà nước ở Cáp Nhĩ Tân. Con gái ông là Từ Lê, cũng làm giám đốc một công ty vật liệu xây dựng ở thành phố này. Ngược lại, chồng của cô là Vương Hậu Thành lại thua kém hơn, chỉ làm nhân viên trong công ty tư nhân.
Tuy nhiên, ông Từ lại rất quý anh Vương vì tính trung thực, hiếu thảo. "Lúc vợ tôi ốm nằm viện 2 năm, đều do con rể chạy trước sau chăm sóc. Còn con gái tôi, ngoài việc đến bệnh viện đưa tiền thì không bao giờ tới, luôn viện lý do công việc.
Nếu không có con rể, chắc vợ tôi cũng không sống đến bây giờ. Điều tôi buồn là con gái không biết quý trọng hạnh phúc gia đình mình", ông chia sẻ với Sina.
Tháng 8/2017, Từ Lê lấy lý do không hợp nên đệ đơn ly hôn chồng. Ông Từ nhiều lần gọi điện thuyết phục nhưng con gái không nghe.
Bất lực, ông chỉ còn cách tìm đến công ty. Tại đây, ông phát hiện con gái mình đang đi cùng xe với người đàn ông lạ, khiến ông tức mà phát bệnh phải nhập viện.
Sau đó, Từ Lê không ngừng làm khó nên Vương Hậu Thành quyết định ly hôn. Nhưng lúc phân chia tài sản, Từ Lê yêu cầu phân chia ngôi nhà 40m2 cho Vương Hậu Thành, còn ngôi nhà 120m2 thuộc về mình và con trai 14 tuổi cũng do mình nuôi. Ngoài ra, họ có hơn 2 triệu tiền tiết kiệm nhưng người vợ chỉ chia 300.000 tệ cho chồng.
Bức xúc trước cách làm của con gái, ông Từ đã quyết định cùng con rể giành lại tài sản, bằng việc đưa ra các bằng chứng con gái lấp liếm và tự ý chuyển đổi vị trí tài sản và việc vượt quá giới hạn với một đối tác kinh doanh. Ông cũng ủng hộ con rể giành quyền nuôi con.
Sau khi có sự can thiệp của người bố, Từ Lê đã tìm đến anh và đề xuất hòa giải, đồng ý con trai do chồng nuôi và một số nhượng bộ trong thủ tục phân chia tài sản.
4 mâu thuẫn về tiền bạc có thể giết chết cuộc sống hôn nhân
Trên thực tế, tranh cãi về tiền bạc là một trong những những nguyên nhân chính dẫn các đôi ra tòa, đặc biệt là những đôi mới kết hôn.
Một vài cuộc hôn nhân tuy không kết thúc trong ly dị nhưng việc tranh cãi liên tục về tiền bạc và những căng thẳng có thể khiến hạnh phúc không thể tồn tại ở đây.
1. Chênh lệch thu nhập
Nếu trong gia đình chỉ có một người đi làm hoặc một người kiếm nhiều tiền hơn hẳn người kia, thì rất dễ rất đến tình trạng người kiếm nhiều tiền hơn sẽ là người quyết định cách chi tiêu, giống như "một sự bắt nạt về tài chính".
Điều này có thể trầm trọng hơn trong hoàn cảnh một người thất nghiệp, cảm thấy bị phụ thuộc và đôi khi bị xúc phạm đến tổn thương.
Tuy các ý tưởng về chi tiêu trong gia đình dễ dàng được thực hiện khi chỉ chịu sự quyết định của người vốn có thu nhập cao hơn nhưng rõ ràng sự bình đẳng và thoải mái trong gia đình đã giảm đáng kể.
2. Cá tính
Cá tính của bạn ảnh hưởng rất nhiều đến cách quản lý tiền bạc của bạn. Cá tính là cái gì đó đã được bắt rễ từ khi bạn còn nhỏ và rất khó để thay đổi.
Một cặp vợ chồng có thể không có bất kỳ một khoản nợ nào nhưng vẫn có thể gặp vấn đề trong tiền bạc nếu một người theo đuổi lối sống hưởng thụ còn một người chỉ thích tiết kiệm, dự trữ.
Vấn đề phát sinh đặc biệt đối với những cặp vợ chồng không dành thời gian tìm hiểu nhau kỹ trước khi kết hôn hoặc không chịu nhìn thấy những mặt tốt của người bạn đời.
3. Nợ
Cho dù đó là các khoản vay hàng trăm triệu hay vài trăm nghìn, vay để làm ăn, mua sắm hay nợ do ngồi quán, chơi game, cờ bạc... đa số ai cũng từng có ít nhất một lần phải mắc nợ nần trong đời, thậm chí có người đến già vẫn nợ...
Vợ chồng bạn có thể gặp vấn đề khi thảo luận về ngân sách và trả nợ, đặc biệt nếu một người có nhiều khoản nợ hơn hẳn người kia, hay một người có những món nợ từ trước khi kết hôn còn một người thì không.
Bởi nợ nần khiến vợ chồng bạn không thể triển khai kế hoạch tài chính nào cho mình, đôi khi kéo dài trong nhiều năm.
4. Tiền anh, tiền em và tiền chúng ta
Đôi khi do thói quen tiêu tiền khác nhau mà cặp vợ chồng quyết định mỗi người có một tài khoản riêng đồng thời lập một ngân sách chung cho gia đình để tránh những tranh cãi trong tương lai.
Điều này giúp mỗi người tự chi tiêu phù hợp với thu nhập và nhu cầu của mình nhưng nó vẫn có thể dẫn đến sự không hài lòng khi người này thấy người kia chi tiêu quá nhiều.
Bởi điều này có thể khiến khả năng tiết kiệm của vợ chồng giảm, và khó đạt được những mục tiêu tương lai thông thường như du lịch hay tiết kiệm cho lúc về hưu.
Theo Sức khỏe và Đời sống