Chia ly từ trong bụng mẹ, sau 50 năm, người phụ nữ lần đầu khóc òa trên vai cha

Chia ly từ trong bụng mẹ, sau 50 năm, người phụ nữ lần đầu khóc òa trên vai cha

Lời dặn ở bến xe mùa thu năm đó…

Không chịu nổi sự hà khắc của mẹ chồng và chị chồng, năm 1975, bà Trần Thị Kim Sơn (quê Đà Nẵng) khi đó 22 tuổi, quyết định vác bụng bầu rời xa nhà chồng là gia đình ông Huỳnh Hồng ở Quảng Ngãi. Bà để lại 2 đứa con đầu, gồm 1 trai và 1 gái.

Về nhà không thấy vợ đâu, ông Hồng hỏi mọi người mới biết bà Sơn bỏ đi. Ông chạy ra bến xe và gặp vợ mình ở đó.

Bà Sơn nghẹn ngào nói với chồng rằng, chuyến này đi luôn không về. Ông Hồng hiểu vì sao bà Sơn phải đi. Ông dặn bà: "Em nhớ về bên mẹ đẻ đó nha. Nếu sinh con gái thì nhớ đặt tên là Thu, kỷ niệm mùa thu của chúng mình nhé em".

Cái tên Thu được bà Sơn giữ trọn vẹn, như một lời hứa. Nhưng sau lần chia ly ấy, bà không bao giờ nhận được tin tức gì nữa từ chồng mình.

Một tháng sau khi sinh con và đặt tên là Thu, đất nước thống nhất, bà Sơn ôm con quay về tìm ông Hồng nhưng bị mẹ chồng và chị chồng hắt hủi. Chị chồng nhất định không cho bà Sơn biết tung tích của ông Hồng.

NCHCCCLtap188.jpg
Ông Huỳnh Hồng (ở giữa) xúc động trước giây phút sắp đoàn viên. Ảnh: Chương trình NCHCCCL

Bà định dắt theo hai đứa con lớn đi cùng nhưng con trai (khi đó 6 tuổi) đã kéo tay em gái lại, vì vốn đã sống quen với ông bà nội. Bà đành quay về nhà ngoại, rồi đi khai hoang ở Minh Lương (Kiên Giang), bắt đầu cuộc đời mới.

Chị Thu lớn lên trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn cả tình thương lẫn tri thức. Vì không được đi học, đến nay chị vẫn mù chữ. Mẹ chị tái hôn, sinh thêm được 6 người con gái. Dượng rất thương chị, từng mớm cơm cho chị như con ruột.

Năm 17 tuổi, chị về làm dâu ở xã Nam Thái A, huyện An Biên (Kiên Giang). Hôn nhân trắc trở vì cả hai còn quá trẻ. Nhưng sau nhiều bể dâu, chị và chồng vẫn quay lại với nhau. 

Chị Thu sinh được 2 người con trai. Con lớn hiện đã đủ tuổi theo cha ra khơi, con nhỏ đang học lớp 1. Lâu lâu, chồng và con trai lớn của chị lại đi biển vài tháng mới về. Chị ở nhà lo cho con nhỏ, đưa đón con đi học và mưu sinh bằng nghề bán vé số.

Người cha chưa từng gặp mặt

Cả tuổi thơ, chị Thu chưa từng thấy mặt cha đẻ. Tất cả những gì chị biết về ông Hồng đều từ lời kể của mẹ. Ông từng đóng quân ở Đà Nẵng, gặp và cưới bà Sơn khi bà mới 16 tuổi. Tuy nhiên, ông giấu chuyện còn cha mẹ và hoàn cảnh gia đình.

Sau khi bà Sơn mang thai, ông Hồng nhận được thư từ nhà nội gửi tới. Lúc này bà Sơn mới biết về gia đình chồng. Bà trách ông nói dối. Sau đó, ông Hồng mới về quê xin phép gia đình rước vợ về.

Nhưng gia đình ông phản đối dữ dội, đặc biệt là mẹ chồng và người chị chồng tên Năm. Bà Năm cho rằng, em dâu kỵ tuổi với em trai mình nên gây khó dễ đủ đường. Bà Sơn sinh con đầu là trai, sau hơn 1 năm lại sinh được con gái.

Khi 2 con lớn được 3-4 tuổi, bà Sơn mang bầu chị Thu. Nhưng nhà chồng vẫn không chấp nhận bà. Cuộc sống vợ chồng bị chia cắt bởi định kiến, mê tín. Đó là lý do bà Sơn bỏ hai con đầu ở lại, chia tay chồng mang bụng bầu về nhà ngoại.

Sau này, ông Hồng từng đi Đà Nẵng tìm vợ con nhưng không có tin tức. Bởi lúc này gia đình bà Sơn đã chuyển đến nơi khác sinh sống. Ông không ngừng day dứt và luôn dặn các con: “Phải tìm bằng được mẹ và em gái”.

Người anh trai lớn của chị Thu, anh Huỳnh Quang Tuấn (SN 1970) vẫn có ký ức về mẹ: "Mẹ từng bồng em gái út về quê đón tôi đi nhưng tôi đã giữ em Đính (con gái lớn của bà Sơn - PV) ở lại, vì đã quen ở với ông bà nội". 

NCHCCCL tap188a.jpg
Chị Thu gọi tiếng "cha ơi" sau 50 năm xa cách. Ảnh: Chương trình NCHCCCL

Luôn nhớ về gia đình, mong gặp lại mẹ và em, muốn biết mẹ với em giờ có sống tốt không, năm 2010, được người ta mách, anh Tuấn ra Hà Nội tìm gặp một nhà ngoại cảm để nhờ tìm em gái nhưng không có kết quả. 

Chị Thu không có ký ức gì về cha nhưng qua câu chuyện kể của mẹ, chị biết mình còn có một gia đình, có cha, có anh, chị. Càng ngày chị càng muốn được nhìn thấy họ. Nếu chị gặp được người thân, có lẽ mẹ chị ở suối vàng cũng yên lòng.

Trước đó, mẹ chị, ông ngoại chị đều từng nói sẽ đưa chị đi tìm gia đình nội nhưng lời nói đó đều không thể thành hiện thực. Sau khi mẹ và ông ngoại đều qua đời, chị đã mạnh dạn viết thư gửi chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly.

Cuộc hội ngộ trong nước mắt

Sau nhiều nỗ lực, chương trình đã giúp chị tìm được cha đẻ (ông Huỳnh Hồng) và anh chị ruột (anh Tuấn, chị Đính).

Nắm tay nhà báo Thu Uyên, chị Thu không ngừng khóc. Sự hồi hộp khi sắp gặp người thân chưa từng biết mặt khiến chị nghẹn ngào. 

Giây phút ông Hồng ôm lấy cô con gái mình đặt tên nhưng chưa từng gặp khiến nhiều người xúc động. Cả gia đình bật khóc.

Ông Hồng nghẹn ngào nói: “Nếu má thằng Tuấn nghĩ rộng hơn chút, thì mọi chuyện đã không ra nông nỗi này. Nhưng tôi không trách bà ấy, mà trách số phận nghiệt ngã”.

Chị Thu chỉ biết òa khóc trong vòng tay cha. Anh Tuấn, chị Đính cũng bước lên nắm tay em gái. Sau nửa thế kỷ, họ lại gặp được nhau.

NCHCCCL tap188b.jpg
Đại gia đình chị Thu đoàn viên. Ảnh: Chương trình NCHCCCL

Người vợ hiện tại của ông Hồng cũng lặng lẽ khóc khi chứng kiến gia đình chồng đoàn viên. Còn chị Thu, sau bao năm khát khao một lần được gọi “cha ơi”, cuối cùng cũng có thể tựa vào vai người đã đặt tên cho mình.

Nhờ chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly, một gia đình lại được đoàn tụ. Những lời trách móc, những chuyện xưa chỉ còn là hoài niệm.

Hạnh phúc nhất của chị Thu là được gặp đại gia đình, được chứng kiến cha và các anh chị còn khỏe mạnh. Có lẽ điều đáng tiếc nhất của họ là bà Sơn đã đi xa...

Sau 17 năm thực hiện và phát sóng trên nhiều kênh truyền hình, Như chưa hề có cuộc chia ly (NCHCCCL) tự hào khi xây dựng được một hệ thống dữ liệu rất hữu ích trong việc kết nối người đi tìm và người thất lạc.

Trên website haylentieng.vn, người xem hoàn toàn có thể tự tra cứu những thông tin liên quan đến người thân thất lạc của mình bằng cách gõ tên, năm sinh, quê quán… Nhờ hệ thống dữ liệu này, nhiều gia đình đã được đoàn tụ. 

Để đồng hành với NCHCCCL trong việc xây dựng nguồn quỹ, tiếp tục hành trình giúp đoàn tụ cho hàng ngàn gia đình Việt Nam, trong những năm gần đây, báo VietNamNet trở thành cầu nối kêu gọi sự ủng hộ từ quý độc giả. 

Toàn bộ số tiền độc giả ủng hộ chương trình thông qua báo VietNamNet sẽ được sao kê minh bạch và chuyển tới ê-kíp chương trình. Các thông tin về báo cáo thu chi, số trường hợp được tìm ra, số hồ sơ mới được lập… vẫn đang được NCHCCCL công khai hàng tháng trên các kênh fanpage, website và cuối mỗi tập được phát sóng.

Độc giả ủng hộ NCHCCCL thông qua báo VietNamNet vui lòng gửi tới số tài khoản sau:

Quỹ từ thiện Báo VietNamNet

Ngân hàng Vietcombank - Số Tài Khoản: 001 100 264 3148

Chủ TK: Báo VietNamNet

(Vui lòng ghi rõ nội dung chuyển khoản: Ủng hộ NCHCCCL + Tên + Số điện thoại)

Trở về sau gần 60 năm lưu lạc, người phụ nữ hỏi một câu khiến cả nhà òa khócĐược bố mẹ gửi đến nhà dì ruột chơi khi 9 tuổi, bà Dung không ngờ gần 60 năm sau mới có thể gặp lại người thân trong nước mắt.

Tin tức mới nhất

Xem thêm

Thấy vàng lên giá, định rút nửa sổ tiết kiệm để mua vào, chuyên gia liền cảnh báo điều ít ai để ý

Thấy vàng lên giá, định rút nửa sổ tiết kiệm để mua vào, chuyên gia liền cảnh báo điều ít ai để ý

'Cha tôi người ở lại' tập 42: Nguyên và Đại đứng hình khi An gặp chồng tương lai

'Cha tôi người ở lại' tập 42: Nguyên và Đại đứng hình khi An gặp chồng tương lai