Chủ tịch Quốc hội tâm đắc với định hướng phát triển nhân văn của Vĩnh Phúc

Chủ tịch Quốc hội tâm đắc với định hướng phát triển nhân văn của Vĩnh Phúc

Sáng 3/2, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức lễ kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Vĩnh Phúc. Buổi lễ kỷ niệm có sự tham dự của Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo các đơn vị, địa phương. 

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc mừng những thành quả về phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh mà tỉnh Vĩnh Phúc đạt được trong thời gian qua. 

Dẫn lại lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi về thăm Vĩnh Phúc năm 1963, rằng "phải làm cho Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất miền Bắc nước ta" - ông Vương Đình Huệ cho biết, lời căn dặn trên cho thấy Người đặt kỳ vọng rất lớn với Vĩnh Phúc. 

Ông Vương Đình Huệ điểm lại một số thành quả về phát triển kinh tế - xã hội mà Vĩnh Phúc đã đạt được. Cụ thể, năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 9,54%, là mức tăng cao nhất trong 5 năm gần đây. GRDP bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 9 toàn quốc. Kết thúc năm 2022, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh cán mốc 40.000 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại lễ kỷ niệm.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, ông rất tâm đắc khi lắng nghe lãnh đạo Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc chia sẻ về việc dồn nhiều nguồn lực cho an sinh xã hội. Cụ thể, người dân thụ hưởng thành quả phát triển – sự phát triển nhân văn. Theo đó, năm 2022, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, Vĩnh Phúc dồn nguồn lực hơn 1.000 tỷ đồng phục vụ cho mục tiêu an sinh xã hội. 

Tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc trong tỉnh nghiên cứu và thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm. 

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng song hành và chặt chẽ với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17. Đặc biệt là Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

"Trước những khó khăn, thách thức ngày càng lớn, việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Vĩnh Phúc trong thời kỳ mới phải thật sự trân trọng, bảo vệ khát vọng đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần “khoán 10” năm xưa", ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh. 

Thứ hai, tìm tòi, đổi mới phương thức, làm chuyển biến thực chất công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị theo yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị Trung 4 khóa 11, khóa 12 và Kết luận số 21 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 13 gắn với học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Chủ động phát hiện, bồi dưỡng hạt nhân tiêu biểu, nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong học tập, làm theo Bác và những lời dặn dò của Bác khi Người về thăm tỉnh. 

Thứ ba,tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo, gắn chặt với huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, phát huy cao nhất tiềm năng, các lợi thế và vị trí cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội nhằm xây dựng Vĩnh Phúc xứng đáng là tỉnh giữ vị thế quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng.  

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng quà Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc.

Thứ tư, coi trọng phát triển kinh tế đồng bộ với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ và phát triển toàn diện môi trường sống một cách nhân văn, trên nền tảng các giá trị truyền thống, mang bản sắc của vùng đất và con người Vĩnh Phúc, hài hòa với vùng, với cả nước và sự tiến bộ của thời đại... Tất cả nhằm mục tiêu: Chăm lo và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

Thứ năm, giữ vị trí địa chiến lược quan trọng, tỉnh cần coi trọng nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên là tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, trực tiếp bảo đảm an ninh nông thôn, an ninh công nghiệp và yên dân, triệt tiêu từ sớm, từ xa, từ gốc các yếu tố có khả năng gây mất ổn định nhằm bảo đảm môi trường sống và sản xuất an toàn, ổn định, thân thiện để không ngừng thu hút mọi nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước phát triển kinh tế, xã hội, môi trường hiện đại, bền vững và nhân văn.

Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thuý Lan trong diễn văn lễ kỷ niệm khẳng định: Sau 26 tái lập tỉnh, vùng đất quê hương của Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc – “cha đẻ” của chủ trương “khoán hộ”, với quan điểm “phải để nông dân làm chủ ruộng đất của mình” đã vươn lên mạnh mẽ không ngừng, đạt nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội.

Với những thành quả đã đạt được, bà Lan cho biết: Với quan điểm xuyên suốt "mọi người dân Vĩnh Phúc đều được hưởng thành quả từ sự phát triển”, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa 17 đã ban hành Nghị quyết “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

Tin tức mới nhất

Xem thêm

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023