Chuyện phía sau ly nước tốn cả tuần học rót của 9X Hà Nội

Chuyện phía sau ly nước tốn cả tuần học rót của 9X Hà Nội

Lê Anh Phương (SN 1992, Hà Nội) trải qua tuổi thơ khó khăn bởi bố và chị gái cũng là người khiếm thị. Mẹ Phương chịu trách nhiệm gánh vác mọi việc trong gia đình.

Từ năm học lớp 1 đến lớp 12, mắt Phương nhìn rõ hơn bây giờ nên có thể học chung cùng các bạn có thị lực bình thường.

Theo thời gian, đôi mắt kém đi, Phương cũng gặp khó khăn nhiều hơn trong sinh hoạt. Hết lớp 12, Phương nghỉ học và xin làm việc tại kho của một công ty dược. Năm 2017, anh chuyển sang làm ở trung tâm massage khiếm thị.

W-Leanhphuong khiemthi2.jpg
Lê Anh Phương có đam mê pha chế

Công việc được cho là khá phù hợp với những người khiếm thị như Phương nhưng trong lòng anh vẫn luôn đau đáu, nuôi hy vọng một ngày nào đó có thể trở thành một người pha chế.

Đầu năm 2024, cơ duyên đã đến với Phương khi trung tâm được tài trợ mở một lớp dạy pha chế cho người khiếm thị.

Phương say mê học tập và quyết tâm chuyển nghề. Đối với anh, đó là một quyết định vô cùng khó khăn vì công việc pha chế không đảm bảo thu nhập bằng nghề massage.

Nhưng vì đam mê, Phương vẫn quyết định thử một lần và tự nhủ bản thân phải làm thật tốt.

Thời gian đầu học pha chế, Phương mất rất nhiều công sức.

"Người thị lực bình thường học pha chế đã khó, người khiếm thị như tôi càng khó hơn. Tôi phải nỗ lực gấp nhiều lần để pha được cốc nước đầu tiên. Cái khó nhất của công việc này chính là định lượng nguyên liệu và cách rót.

Là người khiếm thị nên việc rót không hề dễ dàng. Tôi dành cả tuần học đi học lại thao tác rót. Mới đầu, tôi rót tràn ra ngoài, rót sai định lượng là bình thường. Lâu dần quen tay, cảm nhận được độ nặng nhẹ của chiếc ly, tôi làm chính xác hơn", anh nói.

Từ khi làm việc tại quán cà phê trên đường Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, việc định lượng nguyên liệu đã dễ dàng hơn với Phương khi có sự hỗ trợ của chiếc cân tiểu ly có giọng nói. Những chiếc cốc định lượng được đánh số bằng viền nổi bên ngoài, người khiếm thị có thể sờ vào là cảm nhận được.

Thời gian đầu, để pha được một cốc nước phải mất 15 phút nhưng hiện tại, Phương đã làm khá nhanh, chỉ mất 3-4 phút là có sản phẩm.

Nhiều khách đến quán, thấy những người pha chế đều là người khiếm thị, họ rất ngạc nhiên. Có người khen, người chưa hài lòng nhưng Phương luôn đón nhận bằng thái độ tích cực và tự nhủ phải cố gắng hơn mỗi ngày.

Phương cho rằng việc quan trọng là mang những cốc nước ngon nhất đến với khách hàng.

 “Cuộc sống trước mắt còn rất nhiều khó khăn, tôi luôn nghĩ mình phải nỗ lực rất nhiều. Mỗi người một số phận, mình không chùn bước thì sẽ có ngày thành công”, Phương nói.

Nỗ lực vun đắp hạnh phúc gia đình

Việc gặp gỡ, yêu rồi cưới Trần Ngọc Loan (SN 1996) đối với Phương là một hành trình dài, có nhiều niềm vui và nước mắt.

Quen nhau được 2 năm khi cùng làm việc tại trung tâm dành cho người khiếm thị, Phương và vợ quyết định kết hôn vào năm 2021. Cả hai luôn nỗ lực hết sức để vun đắp cuộc sống gia đình.

Leanhphuong khiemthi.jpg
Lê Anh Phương trong một chuyến du lịch

Vợ Phương hiện làm ở trung tâm massage của người khiếm thị tại quận Đống Đa. Vì mắt gần như không nhìn thấy gì, sáng sáng, vợ Phương phải bắt xe ôm đến nơi làm việc, chiều bắt xe về. Hiện hai vợ chồng có một cháu trai gần 3 tuổi, cũng là người khiếm thị.

Với vợ chồng Phương, quyết định sinh con vô cùng khó khăn.

Những ngày mới làm bố còn vụng về, mắt lại kém, việc chăm con với Phương gặp nhiều trở ngại. Hầu hết công việc phải nhờ ông bà hai bên hỗ trợ.

Hiện Phương gửi con cho ông bà ngoại giúp đỡ để con được chăm sóc tốt hơn. 

“Có nhiều lúc hai vợ chồng nằm cạnh nhau tâm sự, chia sẻ về cuộc sống, tiếng cười có, nước mắt có và cả hai luôn động viên phải nắm chặt tay nhau, cùng nhau vượt qua.

Cuộc sống không lấy đi tất cả của ai nên tôi tin, mình sẽ có được những điều tốt đẹp hơn nếu biết kiên trì, nỗ lực từng ngày”, Phương bộc bạch.

Chuyện tình cảm động và nghị lực sống của vợ chồng ở Hà Tĩnh

Chuyện tình cảm động và nghị lực sống của vợ chồng ở Hà Tĩnh

Quen nhau qua mạng xã hội, Hùng (Hà Tĩnh) đã chạy xe máy vượt gần 500km ra Phú Thọ để gặp Ngọc rồi nên duyên vợ chồng. Dù khó khăn, vất vả nhưng cả 2 luôn nỗ lực, vượt lên nghịch cảnh để xây dựng cuộc sống.
Nghị lực phi thường của nữ luật sư khiếm thính đầu tiên ở đất nước tỷ dân

Nghị lực phi thường của nữ luật sư khiếm thính đầu tiên ở đất nước tỷ dân

Do chưa có hệ thống hỗ trợ nên Tan Ting vẫn chưa thể tranh luận trước toà. Những nỗ lực của cô trong truyền bá nhận thức pháp luật cho người khiếm thính ở Trung Quốc được đánh giá cao.
Nghị lực phi thường của thầy giáo khuyết tật và chuyện tình đẹp như phim

Nghị lực phi thường của thầy giáo khuyết tật và chuyện tình đẹp như phim

Mang trong mình di chứng chất độc da cam, bằng nghị lực, thầy giáo Đào Thanh Hương (SN 1976), trường THCS Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa đã vượt qua mọi khó khăn để đón nhận một tình yêu “cổ tích”.

Tin tức mới nhất

Xem thêm

Hà Nam sắp đấu giá hơn 200 lô đất, khởi điểm thấp nhất hơn 41 triệu đồng

Hà Nam sắp đấu giá hơn 200 lô đất, khởi điểm thấp nhất hơn 41 triệu đồng

Hà Nội sắp ‘xoá sổ’ loạt khu nhà gỗ trên đất vàng Hoàn Kiếm

Hà Nội sắp ‘xoá sổ’ loạt khu nhà gỗ trên đất vàng Hoàn Kiếm