Cục Bảo vệ môi trường miền Bắc đang làm việc về vạn tấn rác bủa vây Hòa Bình

Cục Bảo vệ môi trường miền Bắc đang làm việc về vạn tấn rác bủa vây Hòa Bình

Nguồn tin từ Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) xác nhận với VietNamNet, sáng 28/11, đoàn kiểm tra của Cục Bảo vệ môi trường miền Bắc đang làm việc với các đơn vị chức năng tỉnh Hòa Bình về vấn đề ô nhiễm rác thải. 

Trước đó, lãnh đạo Tổng cục Môi trường đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình xác minh, báo cáo về nội dung báo chí phản ánh về tình trạng ô nhiễm rác thải sinh hoạt. 

Theo nguồn tin trên: "Ngay sau khi báo VietNamNet phản ánh, chúng tôi đã liên hệ qua đường dây nóng đến Sở Tài nguyên và Môi trường để yêu cầu làm rõ. Bước đầu, đại diện Sở này cho biết đang làm văn bản để trả lời". 

Liên quan đến vấn đề ô nhiễm rác thải tại TP Hòa Bình, đại diện Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình trong công văn trả lời báo VietNamNet khẳng định: "Qua những nội dung phản ánh này, trong thời gian tới Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các đơn vị có liên quan xử lý dứt điểm tình trạng tồn đọng rác trên địa bàn thành phố Hòa Bình".

Văn bản Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình gửi báo VietNamNet.

Hơn hai năm nay, TP Hoà Bình (tỉnh Hoà Bình) để tồn đọng số lượng rác thải sinh hoạt khổng lồ, lên đến hàng trăm nghìn tấn. Vì không thể xử lý số lượng rác khổng lồ nêu trên, chính quyền TP Hoà Bình tập kết rác tại nhiều vị trí trong thành phố như đường Trương Hán Siêu, khu công nghiệp Mông Hoá, ven cao tốc Hoà Lạc – Hoà Bình và đặc biệt là đỉnh đồi thuộc xóm Can (xã Độc Lập). 

Ghi nhận thực tế tại các vị trí tập kết rác nêu trên cho thấy, nhiều điểm tập kết rác không được che chắn đúng quy định, gây ô nhiễm môi trường. Người dân sống gần các khu vực tập kết nêu trên bức xúc vì phải sống trong cảnh ô nhiễm trong thời gian dài. 

Áp lực rác thải ùn ứ đẩy đỉnh điểm, ngày 30/12/2020, UBND tỉnh Hoà Bình có văn bản số 2331 thông báo ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh về việc “đồng ý để UBND thành phố Hoà Bình nghiên cứu, khảo sát và có phương án bố trí khu tập kết chất thải rắn sinh hoạt tạm thời tại xóm Can, xã Độc Lập”. 

Bãi rác khổng lồ chôn lộ thiên trên đỉnh đồi thuộc xã Độc Lập. Ảnh: Đoàn Bổng 

Dựa vào văn bản trên của UBND tỉnh Hòa Bình, UBND TP Hòa Bình ra văn bản 2225 ngày 30/6/2021 về việc vận chuyển rác thải các địa điểm tập kết về vị trí tập kết tạm thời và giao cho Công ty Hoàng Long thực hiện vận chuyển toàn bộ lượng rác sinh hoạt tại 4 địa điểm khác nhau về xóm Can.

TP Hòa Bình chặn đường Trương Hán Siêu để tập kết hơn 5.000 tấn rác. Ảnh: Đoàn Bổng

Tuy nhiên, sau nhiều ngày ồ ạt đổ hơn 6.000 tấn rác vào đỉnh đồi thuộc xóm Can, Công ty Hoàng Long chưa tiến hành làm các phương án tập kết, xử lý chất thải để trình lên cơ quan có thẩm quyền và khu vực tập kết chưa được quy hoạch. 

Theo tài liệu thu thập được, Công ty Hoàng Long chưa tiến hành thực hiện các thủ tục hồ sơ liên quan đến xin giấy phép hoạt động, phương án tập kết, phương án bảo vệ môi trường và các thủ tục liên quan đến việc tập kết chất thải rắn sinh hoạt tại xóm Can.  

Với cách tập kết rác ồ ạt, không theo quy trình và bất chấp các quy định của pháp luật về môi trường, bãi rác tại xóm Can sau một thời gian ngắn hoạt động đã gây ra “ô nhiễm môi trường”. 

Cụ thể, ngày 19/7/2021 (gần 20 ngày sau khi chính thức đổ rác), Công an huyện Lương Sơn có báo cáo về “hiện tượng cá chết đồng loạt do ô nhiễm nguồn nước mặt suối Noi tại xóm Chanh, xã Cao Sơn”. 

Một đoàn kiểm tra liên ngành do Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh Hoà Bình) và đại diện Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Hoà Bình và các đơn vị địa phương có liên quan thực hiện lấy mẫu nước mang đi xét nghiệm. 

Kết quả xét nghiệm các mẫu nước thu được tại 8 vị trí khác nhau tại khu vực bãi rác xóm Can cho thấy có hàng loạt chỉ số vượt ngưỡng an toàn hàng trăm lần.

Theo tài liệu VietNamNet có được, liên quan đến tình trạng ô nhiễm tại bãi rác xóm Can, xã Độc Lập, trong kiến nghị gửi UBND tỉnh, Công an tỉnh Hoà Bình cho rằng: “Việc mua bán, chuyển nhượng đất rừng giữa Công ty Hoàng Long và hộ ông Phạm Quỳnh Lâm để thi công bãi rác tạm thời khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận và chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng có dấu hiệu vi phạm pháp luật”.

Kỳ lạ Hòa Bình: Vạn tấn rác đổ tạm từ rừng sâu đến con đường triệu USD

Kỳ lạ Hòa Bình: Vạn tấn rác đổ tạm từ rừng sâu đến con đường triệu USD

Cả vạn tấn rác thải sinh hoạt của thành phố Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) phải tập kết tạm nhiều vị trí, từ giữa rừng đến con đường giao thông huyết mạch.
Nghìn tấn rác đổ giữa rừng: Trái quy hoạch, có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Nghìn tấn rác đổ giữa rừng: Trái quy hoạch, có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Hàng nghìn tấn rác “đổ tạm” giữa rừng sản xuất thuộc xóm Can (xã Độc Lập, TP Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình) được thực hiện trái quy hoạch, chưa thực hiện các phương án bảo vệ môi trường.
Tổng cục Môi trường yêu cầu làm rõ vụ nghìn tấn rác đổ giữa rừng ở Hòa Bình

Tổng cục Môi trường yêu cầu làm rõ vụ nghìn tấn rác đổ giữa rừng ở Hòa Bình

Ngay sau khi VietNamNet phản ánh loạt bài về ô nhiễm rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP Hoà Bình (tỉnh Hoà Bình), Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) đã có chỉ đạo xác minh, làm rõ.
Để rác bủa vây khắp nơi, Chủ tịch TP Hòa Bình nói 'rất xấu hổ'

Để rác bủa vây khắp nơi, Chủ tịch TP Hòa Bình nói 'rất xấu hổ'

Chủ tịch UBND TP Hòa Bình Bùi Quang Điệp cho biết, ông “rất đau đầu” trong việc tìm giải pháp để xử lý khối lượng rác thải sinh hoạt ùn ứ trong gần hai năm qua.
Nghịch lý ở Hòa Bình: Rác không có chỗ đổ, nhà máy rác nằm ngay cửa ngõ TP để không

Nghịch lý ở Hòa Bình: Rác không có chỗ đổ, nhà máy rác nằm ngay cửa ngõ TP để không

Một nhà máy xử lý rác nằm ngay cửa ngõ TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) đang bỏ không gần hai năm trong bối cảnh chính quyền thành phố đau đầu vì thiếu chỗ xử lý rác.

Tin tức mới nhất

Xem thêm

Chồng tức giận khi phát hiện vợ ngoại tình với cụ ông 74 tuổi

Chồng tức giận khi phát hiện vợ ngoại tình với cụ ông 74 tuổi

Khi đưa ra quyết định nghỉ việc nhà nước, tôi đã khóc

Khi đưa ra quyết định nghỉ việc nhà nước, tôi đã khóc

Tại sao ông Donald Trump tiếp tục muốn Mỹ mua đảo lớn nhất thế giới Greenland?

Tại sao ông Donald Trump tiếp tục muốn Mỹ mua đảo lớn nhất thế giới Greenland?