Cuộc đời người anh hùng tạo kỳ tích dưới dãy Trường Sơn huyền thoại

Cuộc đời người anh hùng tạo kỳ tích dưới dãy Trường Sơn huyền thoại

Chiến công của 3 anh hùng họ Hồ

Một ngày giữa tháng 9, qua điện thoại, Chủ tịch UBND huyện A Lưới ngậm ngùi chia sẻ, huyện vừa mất đi 1 vị anh hùng của dân tộc, người con của mảnh đất A Lưới kiên cường.

Đồi Thịt Băm (hay đồi A Bia) từng ghi dấu ấn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân dân A Lưới. Ảnh: QT

Theo Chủ tịch UBND huyện A Lưới, do tuổi cao, sức yếu, sáng 13/9, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Hồ A Nun đã qua đời tại nhà riêng tại xã Hồng Bắc, hưởng thọ 79 tuổi.

A Lưới - mảnh đất tựa lưng vào dãy Trường Sơn huyền thoại, là nơi sinh sống của nhiều đồng bào, dân tộc thiểu số như Pa Kô, Tà Ôi…

Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, mảnh đất này cũng là nơi sản sinh ra nhiều vị anh hùng của dân tộc với những chiến công vang dội tại sân bay A Lưới, đồi Thịt Băm...

Theo lãnh đạo UBND huyện A Lưới, ông Hồ A Nun xuất thân là người dân tộc Pa Kô, là em trai của Anh hùng LLVTND Hồ Kan Lịch, cháu trai của Anh hùng LLVTND Hồ Đức Vai.

Anh hùng LLVTND Hồ Kan Lịch trong một lần vinh dự được gặp Bác Hồ. Ảnh tư liệu

Lịch sử địa phương của huyện A Lưới ghi nhận, ông Hồ Đức Vai, tức A Vai (SN 1940) là người dân tộc thiểu số đầu tiên ở miền Nam được phong Anh hùng (vào năm 1965); người được gặp Bác Hồ 5 lần. 

Đặc biệt, ông Vai cũng là người đầu tiên tự nguyện mang họ Hồ để về phổ biến trong đồng bào các dân tộc thiểu số và được Bác Hồ đặt tên là Hồ Đức Vai.

Trong gia đình Anh hùng Hồ Đức Vai, bà Kan Lịch (SN 1943, cháu ruột của ông) cũng là một biểu tượng đẹp của gia đình họ Hồ - những đứa con của đồng bào Pa Kô ở A Lưới.

Bà Kan Lịch được phong Anh hùng LLVTND năm 1967 với 49 trận chiến mang dấu ấn “Kan Lịch”, giết 150 tên địch, một mình bắn rơi 1 chiếc máy bay của giặc Mỹ...

Phát huy truyền thống của gia đình và nhân dân trên địa bàn, năm 11 tuổi, ông Hồ A Nun bắt đầu con đường cách mạng với nhiệm vụ làm liên lạc viên cho xã. Năm 14 tuổi, ông tình nguyện tham gia vận chuyển hàng ở tuyến đường Trường Sơn đi qua huyện A Lưới.

Có được sức khoẻ phi thường cộng với lòng căm thù giặc, A Nun trèo đèo lội suối gùi sau lưng gần 200kg hàng. Chiến dịch năm 1968, lần gùi kỷ lục của A Nun là 192kg trên lưng với 4 đầu đạn trên 100kg, ngoài ra còn có súng, bom, mìn, lương thực…

Anh hùng LLVTND Hồ A Nun. Ảnh: Huyện uỷ A Lưới

Tháng 7/1961, sau khi hoàn thành nhiệm vụ chuyển hàng từ tuyến đường Quảng Trị vào Quảng Nam, ông xung phong ở lại tuyến vận tải Khu 5 tiếp tục tham gia gùi, thồ hàng vào chiến trường.

Từ năm 1961 đến năm 1969, ông Hồ A Nun gùi 179 tấn vũ khí (tương đương một đoàn xe chiến lược), lương thực, đạn dược; có lúc ông gùi 192kg với quãng đường 30km. Năm 1969, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.

Sau khi đất nước thống nhất, ông Hồ A Nun quay trở về xã Hồng Bắc, huyện A Lưới sinh sống. Ông là người dân tộc Pa Kô được ghi vào "Guinness lịch sử" gùi đạn dược, lương thực cho chiến trường.

Bình dị giữa đời thường

Sau ngày đất nước thống nhất, anh hùng Hồ A Nun được cấp trên cử đi học tại trường quân sự và trở về địa phương làm cán bộ dân quân tỉnh Bình Trị Thiên. 

Những năm 1978 - 1988, ông được tín nhiệm và giao nhiều nhiệm vụ trong quân đội như cán bộ tuyển quân, cán bộ trợ lý động viên tuyển quân của huyện đội A Lưới; Phó chỉ huy Ban CHQS huyện A Lưới.

Là anh hùng được rèn luyện, thử thách qua các cuộc kháng chiến, đến cuối năm 1988, Anh hùng Hồ A Nun được lãnh đạo phân công về công tác tại xã Hồng Bắc và giữ chức vụ Bí thư chi bộ, Chủ tịch MTTQ Việt Nam xã; Ủy viên UB MTTQ Việt Nam tỉnh TT-Huế đến năm 2003 nghỉ hưu.

Lễ tang anh hùng Hồ A Nun

Theo Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng, trong quân ngũ, anh hùng Hồ A Nun là một chiến sĩ tận tuỵ với công việc; cán bộ chỉ huy năng nổ, luôn cùng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, vừa là người đồng chí, vừa là người anh, người bạn hết lòng chăm lo chu đáo cho đồng đội.

Với lối sống giản dị, chan hòa, vị anh hùng người Pa Kô luôn được tập thể cán bộ, chiến sĩ, đồng nghiệp cùng bạn hữu, người thân hết mực tin yêu, quý mến. 

Sau khi nghỉ hưu, anh hùng Hồ A Nun về sống bình dị, vui vầy với vợ con tại quê nhà Hồng Bắc. Là một người lính được tôi luyện qua nhiều khó khăn, gian khổ và đau thương của chiến tranh, ông vẫn luôn quan tâm hướng về cội nguồn, quê hương, luôn trăn trở với hoàn cảnh khó khăn của bà con nhân dân, đặc biệt là đời sống của người dân đồng bào dân tộc thiểu số.

“Với gia đình, anh hùng Hồ A Nun là người con, người chồng, người cha, người anh gương mẫu. Với bà con láng giềng, thôn bản, ông là người điềm đạm, sống đoàn kết thân ái.  

Suốt cuộc đời quân ngũ cũng như khi trở về với đời thường chung sống cùng gia đình, vợ con, anh Hồ A Nun luôn giữ vững và phát huy bản chất tốt đẹp của 'bộ đội Cụ Hồ', tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương”, ông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.

Quê hương bên dòng sông Gianh của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên trong ký ức con rể

Quê hương bên dòng sông Gianh của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên trong ký ức con rể

Nhà của ông bà nội, nơi bố vợ tôi, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn sinh ra, nằm cách chợ Sải bên bờ sông Gianh hơn 100m.
Cuộc sống nhiều người mơ khi về hưu của vị trung tướng nổi danh một thời

Cuộc sống nhiều người mơ khi về hưu của vị trung tướng nổi danh một thời

Vị tướng Cảnh sát được quý trọng khi trở về với đời thường như "lão nông tri điền Tư Bốn", nghĩ mà thấy trân quý ông bội phần.

Tin tức mới nhất

Xem thêm

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023