Cuộc đua ngân hàng số

Cuộc đua ngân hàng số

Theo báo cáo thường niên vừa công bố của Mambu (nền tảng ngân hàng đám mây), việc áp dụng công nghệ đám mây trong các dịch vụ tài chính được đẩy nhanh do đại dịch. Kết quả là các dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ.

Ông Phạm Quang Minh, Tổng Giám đốc Mambu Việt Nam cho rằng, trong ngành ngân hàng số Việt Nam, thị trường chứng kiến các ngân hàng và công ty công nghệ tài chính đẩy mạnh các tính năng ngân hàng trải nghiệm, bằng cách phát triển hệ sinh thái của riêng họ, với các dịch vụ tích hợp trong thanh toán, gửi tiền và cho vay. 

Các doanh nghiệp phi ngân hàng như thương mại điện tử, các nền tảng du lịch, giáo dục cũng muốn cung cấp các dịch vụ thanh toán và tín dụng, như một phần của hành trình khách hàng để cải thiện trải nghiệm của họ, và gia tăng chuyển đổi. 

Xu hướng thanh toán số. (Ảnh: Duy Anh)

Người tiêu dùng được hưởng lợi, có thể quản lý tài chính, hoạt động cá nhân, hoạt động xã hội và các “nhiệm vụ” của cuộc sống thường nhật chỉ cần thông qua một ứng dung duy nhất.

Theo ông Minh, các ngân hàng truyền thống cần hợp tác với các nhà cung cấp công nghệ để cung cấp các dịch vụ ngân hàng cạnh tranh hơn.

Ông Dilip Krishnan, lãnh đạo toàn cầu, Giám đốc thực hành chuyển đổi kỹ thuật số Bộ phận Dữ liệu và Dịch vụ của Mastercard đánh giá, ngày càng nhiều ngân hàng truyền thống nhận ra được những lợi thế từ ngân hàng số. Điều đó cho phép ngân hàng phát triển thị trường thông qua sự nhanh nhạy, đa dạng sản phẩm, trải nghiệm khách hàng vượt trội và hiệu quả chi phí.

Cuộc đua chuyển đổi

Ghi nhận thị trường, nhiều ngân hàng đang tích cực chuyển đổi mô hình sang ngân hàng số. Timo, ngân hàng số đầu tiên của Việt Nam, đã ký hợp tác chiến lược với Ngân hàng Bản Việt vào năm 2020 để tiếp tục mở rộng các dịch vụ. Techcombank hợp tác với Amazon Web Services và Backbase để triển khai các dịch vụ đám mây. 

Trong lĩnh vực ngân hàng số, VPBank ra mắt ngân hàng số đầu tiên, VPBank Neo, vào năm 2021. NextPay, một công ty xử lý thanh toán, đặt mục tiêu huy động 100 triệu USD với một vòng gọi vốn thông qua phát hành riêng lẻ.

Nở rộ các kênh thanh toán điện tử. (Ảnh: Duy Anh)

Các công ty công nghệ lớn chuyển sang lĩnh vực ngân hàng ở châu Á. Một số doanh nghiệp như Grab, AEON và tập đoàn SEA đều là thành viên của tập đoàn có giấy phép ngân hàng số. Động thái của các ông lớn công nghệ buộc các ngân hàng phải thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số hiệu quả hơn và nhanh hơn. 

Ông Stuart Houston, Giám đốc Dịch vụ tài chính tại Google Cloud Platform cho biết, dự kiến cuối năm 2025, hơn 90% tất cả dữ liệu ngân hàng có thể được truy cập ngay lập tức bằng cách sử dụng công nghệ sẵn trên nền tảng đám mây trong các lĩnh vực công nghệ ngân hàng lõi, quản lý dữ liệu.

Theo báo cáo của công ty kiểm toán Pwc, tổng giá trị giao dịch của lĩnh vực này được dự báo sẽ đạt 15 tỷ USD vào năm 2021 cùng với tốc độ tăng trưởng thường niên dự kiến là 15,7% vào năm 2025. 

Kết quả khảo sát do Visa thực hiện cho thấy, gần 1/3 người tiêu dùng sử dụng ngân hàng số để mua sắm và chuyển khoản. Chỉ với 30% số người trưởng thành sử dụng dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số, theo đánh giá của các công ty nghiên cứu, lĩnh vực thanh toán tại Việt Nam còn dư địa để tăng trưởng cao hơn nữa.

Lời hẹn chuyển đổi số của 'bà trùm ngành trứng' Ba Huân 10 năm trướcChia sẻ câu chuyện về chuyển đổi số, bà Phạm Thị Huân, Chủ tịch CTCP Ba Huân cho rằng, đây là niềm mơ ước nông nghiệp được đổi mới.

Tin tức mới nhất

Xem thêm

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023