Đưa giống nho ‘quý tộc’ về làng, vụ đầu tiên đã thu tiền tỷ

Đưa giống nho ‘quý tộc’ về làng, vụ đầu tiên đã thu tiền tỷ

Xuân Du vốn là thủ phủ của đào phai. Bản thân gia đình anh Hoàng Văn Tuấn cũng trồng đào, với diện tích trên 2ha. Mặc dù cây đào mang lại giá trị cao, song với sức trẻ và hoài bão, Tuấn luôn mong muốn mang giống cây mới về trồng tại địa phương, đem lại thu nhập cao hơn.

Qua những lần tìm hiểu thông tin trên mạng, trên báo chí, anh biết đến mô hình trồng nho sữa của Hàn Quốc và nho Kyoho của Nhật Bản. Không ngần ngại, Tuấn quyết tâm “cơm đùm cơm nắm” vào tận miền Nam để tìm hiểu mô hình trồng nho.

Khu vườn trồng nho rộng hơn 7.000m2 của anh Hoàng Văn Tuấn

“Lần đầu tiên tận mắt chứng kiến vườn nho sữa tôi như bị hút hồn. Được tham quan, được chủ vườn chia sẻ kinh nghiệm, ngay lập tức tôi đã muốn đưa giống nho này về quê trồng”, anh Tuấn kể.

Cuối năm 2021, anh Tuấn quyết định mua 1.500 cây nho giống về trồng trên diện tích 7.000m2. Ngoài tiền mua giống, anh còn đầu tư giàn, mái che, hệ thống tưới tiêu,... tổng chi phí hơn 2 tỷ đồng.

Theo anh Tuấn, thời điểm anh công bố bỏ số tiền lớn đầu tư vào trồng nho và đưa giống về địa phương, không chỉ người thân trong gia đình mà hàng xóm cũng xì xào, nói anh là... "hâm".

Đầu năm 2022, anh bắt đầu xuống giống. Đến thời điểm này, hai giống nho anh trồng đã cho lứa quả đầu tiên. Mỗi gốc nho cho 4-5kg quả. Với hai vụ một năm, giá bán từ 500.000 đến 600.000 đồng/kg, năm đầu tiên anh đã thu về tiền tỷ.

Nho bói vụ đầu tiên, anh Tuấn đã thu về tiền tỷ

Anh Tuấn cho biết, sở dĩ gọi là nho “quý tộc” vì giống nho này rất đắt. Việc chăm sóc nho cũng rất phức tạp. Ngoài xây hệ thống nhà giàn, hệ thống tưới tự động thì việc cắt tỉa lá, cắt cành cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng quả.

“Theo tôi biết, cả nước mới có 3 hộ trồng được giống nho sữa này, nhiều hộ khác cũng trồng nhưng thất bại. Ở Thanh Hóa, đây là mô hình đầu tiên thành công nên khi vườn nho ra quả, rất nhiều người hiếu kỳ đến xem và muốn học cách làm theo”, anh Tuấn chia sẻ.

Không chỉ trồng nho, với diện tích hơn 2ha, anh Tuấn còn trồng các loại rau quả khác như: ớt, mướp đắng, rau má,... tạo công ăn việc làm cho khoảng 15 lao động thời vụ.

Những gốc nho xum xuê trái
Những quả nho căng đều

Anh Tuấn đang làm thêm nhà giàn để mở rộng diện tích vườn nho, hướng tới xây dựng khu tham quan trải nghiệm.

Ông Bùi Đức Chính, Phó chủ tịch UBND xã Xuân Du, cho biết, người dân địa phương ở đây chủ yếu trồng đào với diện tích hơn 280ha. Mô hình nho sữa của anh Tuấn lần đầu xuất hiện ở địa phương cho thấy đây là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, ngoài mong đợi.

“Mô hình này thực sự rất hiệu quả, là tiền đề để địa phương phát triển trong thời gian tới”, ông Chính cho biết.

Cũng theo vị Phó chủ tịch xã, anh Tuấn không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn là một Bí thư Đoàn gương mẫu, nhiệt huyết. Anh được nhiều giải thưởng liên quan đến thanh niên khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Nuôi cá tầm trên đỉnh núi, luôn tay thu tiền triệu mỗi ngàyÔng Hà Khắc Sâm (SN 1966), thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh là người đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa nuôi cá tầm. Mô hình này đã mang về cho ông thu nhập tiền triệu mỗi ngày.

Tin tức mới nhất

Xem thêm

Thấy chồng im lặng ngồi quay lưng, cụ bà U100 làm một việc hút 2 triệu lượt xem

Thấy chồng im lặng ngồi quay lưng, cụ bà U100 làm một việc hút 2 triệu lượt xem

Thanh Hương, Anh Đào: Ai đắt show màn ảnh nhất năm 2024?

Thanh Hương, Anh Đào: Ai đắt show màn ảnh nhất năm 2024?

Vụ 'chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2: Lợi dụng vị trí công tác để kiếm tiền tỷ

Vụ 'chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2: Lợi dụng vị trí công tác để kiếm tiền tỷ