Giá xăng dầu hôm nay 22/2: Diễn biến trái chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/2: Diễn biến trái chiều

Dữ liệu từ Oilprice cho hay, lúc 20h58' ngày 21/2 (giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao tháng 4 được giao dịch ở mức 83,39 USD/thùng, giảm 0,68 USD, tương đương 0,81% so với phiên liền trước. Trong khi đó, giá dầu WTI giao tháng 3 được giao dịch ở mức 76,91 USD/thùng, tăng 0,57 USD, tương đương 0,57% so với phiên liền trước.

Theo giới chuyên gia, giá dầu thế giới vẫn duy trì sắc xanh nhờ sự lạc quan về nhu cầu của Trung Quốc cùng với việc các nhà sản xuất lớn tiếp tục hạn chế sản lượng và kế hoạch kiềm chế nguồn cung của Nga.

Giá dầu thế giới tăng, giảm trái chiều (Ảnh: Oilprice)

Các nhà phân tích kỳ vọng nhập khẩu dầu của Trung Quốc sẽ đạt mức cao kỷ lục vào năm 2023 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm lọc dầu.

Bloomberg ước tính, trong năm nay, nhu cầu của Trung Quốc sẽ tăng 800.000 thùng/ngày, lên mức khoảng 16 triệu thùng mỗi ngày. 

Các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến nguồn cung dầu thô của Nga khi nước này đang phải xoay xở để thích ứng với các lệnh cấm vận. Hiện Nga có kế hoạch cắt giảm 5% sản lượng dầu, tương đương khoảng 500.000 thùng/ngày, bắt đầu từ tháng 3 tới.

Trong khi đó, Trung Quốc và Ấn Độ đang mua dầu Nga với giá chiết khấu khá sâu. Trong năm 2022, Trung Quốc đã nhập của Nga 1,73 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, tăng 8,3% so với một năm trước đó.

Bloomberg cho hay, xuất khẩu dầu thô và dầu nhiên liệu của Nga sang Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục 1,66 triệu thùng vào tháng trước.

Bên cạnh đó, sản lượng dầu thô của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) trong tháng 1 đã giảm 49.000 thùng/ngày so với tháng 12/2022, xuống mức trung bình 28,88 triệu thùng/ngày. Điều này cũng hỗ trợ giá dầu đi lên.

Ngoài ra, các nhà đầu tư vẫn còn lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ. Song do lạm phát ở Mỹ đã hạ nhiệt nên dư địa để Fed tăng lãi suất không còn nhiều.

Lãi suất tăng khiến chi phí vay của các doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng tăng theo, từ đó có thể ảnh hưởng đến nhu cầu đối với dầu mỏ và các sản phẩm nhiên liệu khác.

Các báo cáo gần đây cho thấy, nguồn cung dầu của Mỹ đã ổn định và có xu hướng tăng, với sản lượng dầu thô đạt 12,3 triệu thùng. Do đó, giá dầu sẽ khó có thể được hỗ trợ.

Mới đây, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo tình trạng dư dầu có khả năng xảy ra vào đầu năm nay mặc dù nguồn cung có thể thắt chặt nếu các lệnh trừng phạt của phương Tây làm giảm lượng dầu xuất khẩu của Nga.

Tại thị trường trong nước, giá bán các loại xăng dầu hôm nay (22/2) được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành ngày 21/2 của Liên Bộ Tài chính - Công Thương.

Theo đó, giá xăng E5 giảm 320 đồng/lít, giá bán là 22.540 đồng/lít. Giá xăng RON95 hạ 320 đồng/lít, giá bán là 23.440 đồng/lít. Còn dầu diesel giảm 760 đồng/lít, giá bán xuống mức 20.800 đồng/lít. 

Giá xăng dầu hôm nay: Đồng loạt giảmGiá xăng dầu đồng loạt giảm kể từ 15h hôm nay, 21/2.

Tin tức mới nhất

Xem thêm

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023