Lo ngại đất công thành dự án nhà ở không qua đấu giá

Lo ngại đất công thành dự án nhà ở không qua đấu giá

(Ảnh: Hoàng Hà)

Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) kiến nghị một số vấn đề, trong đó đáng chú ý về việc Hiệp hội lo ngại một số lô đất có nguồn gốc đất công được chuyển mục đích sử dụng đất, được công nhận “chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại” mà không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án.

Cụ thể, HoREA quan ngại về việc cho phép “Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất, thu tiền thuê đất hàng năm được quyền chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của luật này và pháp luật về đầu tư” và việc công nhận “chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại” đối với trường hợp nhà đầu tư có “đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp được Nhà nước giao hoặc cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền một lần và được chuyển mục đích sang làm nhà ở” theo quy định các điều khoản của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

Trường hợp “đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp” có nguồn gốc đất công được Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm, HoREA lo ngại có thể dẫn đến làm thất thu ngân sách Nhà nước, thất thoát tài sản công.

Do vậy, Hiệp hội kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 27 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về quyền chung của người sử dụng đất thành: “Được quyền chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của luật này và pháp luật về đầu tư, trừ trường hợp người sử dụng đất là tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm mà đất này có nguồn gốc đất công”.

Hiệp hội cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 40 dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định công nhận chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại đối với trường hợp nhà đầu tư có “Đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp được Nhà nước giao hoặc cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền một lần và được chuyển mục đích sang làm nhà ở. Trường hợp đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm chỉ áp dụng đối với đất có nguồn gốc do người sử dụng đất đền bù, giải phóng mặt bằng”.

Ngoài ra, HoREA cũng đề xuất cho chủ đầu tư thỏa thuận về quyền sử dụng đất với người dân.

Hiệp hội cho hay, các năm qua đã có nhiều doanh nghiệp tư nhân tự thỏa thuận với người sử dụng đất để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện “dự án nhà ở xã hội hoặc dự án để cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ hoặc dự án xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng (công viên nghĩa trang)…”, nên phương thức “thỏa thuận về quyền sử dụng đất” cần được bổ sung vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để tăng sự đồng thuận trong xã hội, hạn chế bớt các trường hợp Nhà nước thu hồi đất có thể dẫn đến khiếu kiện gay gắt, khiếu kiện đông người. 

Nhưng, tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) không quy định các trường hợp nhà đầu tư tự “thỏa thuận về quyền sử dụng đất” để thực hiện các loại dự án nêu trên.

Vì thế, HoREA kiến nghị nên sửa đổi nhằm khuyến khích nhà đầu tư các dự án, công trình thỏa thuận về quyền sử dụng đất với người sử dụng đất.

TP.HCM đưa giải pháp xử lý đất công nằm xen cài tại hàng trăm dự án BĐS

Dù nghị định về sửa đổi, bổ sung một số quy định thi hành Luật Đất đai đã đưa ra điều kiện và  giải pháp tháo gỡ cho những dự án nhà ở có đất công xen cài, tuy vậy khi thực hiện vẫn còn vướng mắc. 

Tin tức mới nhất

Xem thêm

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023