Mong muốn ‘cởi trói’ cho giáo viên dạy thực hành lái ô tô

Mong muốn ‘cởi trói’ cho giáo viên dạy thực hành lái ô tô

Cục Đường bộ Việt Nam vừa trình Bộ GTVT dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 65/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

Trong dự thảo, Cục Đường bộ đề xuất điều chỉnh nhiều nội dung liên quan đến điều kiện dạy lái xe ô tô.

Theo Nghị định 65, giáo viên dạy lái xe phải đáp ứng các tiêu chuẩn như có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp 4, trung cấp nghề, hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với nghề giảng dạy…

Tuy nhiên, với tiêu chuẩn này, Cục Đường bộ khẳng định hiện nay không có giáo viên dạy lái xe nào đáp ứng được. Bởi vì trong hệ thống nghề đào tạo quốc gia không ngành nghề nào có chuyên ngành phù hợp với nghề đào tạo lái xe ô tô.

Trên cơ sở đó, Cục Đường bộ đề xuất quy định cụ thể tiêu chuẩn trình độ chuyên môn của giáo viên dạy thực hành lái xe là tốt nghiệp phổ thông trung học, có 50.000km lái xe an toàn trở lên; có chứng chỉ sư phạm dạy nghề trình độ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm bậc 1, hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp hoặc tương đương trở lên…

Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp cấp 3 (Ảnh minh họa: Anh Hùng) 

Anh Nguyễn Văn Đồng (Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội) vui mừng khi đọc được thông báo đề xuất cho phép giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp cấp 3. 

10 năm trước, anh Đồng được ký hợp đồng làm việc tại một cơ quan hành chính. Ngoài giờ hành chính, anh chạy thêm taxi trang trải cuộc sống.

“Năm 2018, một người anh đã giới thiệu cho tôi vào làm thêm tại trung tâm đào tạo lái xe. Tôi được giao dạy kèm học viên thực hành.

Tuy nhiên, từ khi hệ thống giám sát DAT được đưa vào áp dụng và cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, tôi buộc phải nghỉ vì không có bằng trung cấp chuyên ngành lái xe ô tô.

Hy vọng đề xuất của Cục Đường bộ sớm được ban hành để tôi có thể quay lại công việc làm thêm mỗi tối và những ngày nghỉ cuối tuần”, anh Đồng cho hay.

Trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo, sát hạch lái xe Bắc Hà (Bắc Ninh) bày tỏ rất ủng hộ đề xuất trên của Cục Đường bộ.

“Việc dạy thực hành lái xe chỉ mang tính chất truyền nghề, cầm tay chỉ việc nên các cơ sở đào tạo rất ủng hộ đề xuất này”, ông Nghĩa nói.

Theo ông Nghĩa, với quy định hiện hành, giáo viên nói chung và giáo viên dạy thực hành nói riêng ở Trung tâm Bắc Hà đều phải có bằng trung cấp. Trong khi đó, nhiều người tay lái tốt, có kinh nghiệm truyền nghề nhưng lại không đủ tiêu chuẩn để tham gia dạy thực hành.

Ông Nghĩa nhận định, đề xuất của Cục Đường bộ sẽ tạo điều kiện để các trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe có thêm những giáo viên có kinh nghiệm truyền nghề.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cũng cho rằng, đề xuất của Cục Đường bộ thể hiện tinh thần lắng nghe và phù hợp thực tiễn.

“Quy định hiện hành đòi hỏi giáo viên dạy thực hành phải có bằng trung cấp chuyên nghiệp, điều này không hợp lý vì đây là lĩnh vực dạy nghề. Ngành lái xe đòi hỏi bằng trung cấp thì không cần thiết và không có tác dụng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Đây là nội dung mà trước đây Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ GTVT đề xuất sửa đổi. Do đó, chúng tôi rất hoan nghênh đề xuất mà Cục Đường bộ đưa ra”, ông Quyền nhấn mạnh.

Đề xuất giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp cấp 3Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp phổ thông trung học và có 50.000km lái xe an toàn trở lên…

Tin tức mới nhất

Xem thêm

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023