Nắng gió bỏng rát khiến đầm sen mênh mông xứ Nghệ đẹp mê hồn, không nơi nào có

Nắng gió bỏng rát khiến đầm sen mênh mông xứ Nghệ đẹp mê hồn, không nơi nào có

Cây sen sống ở vùng đất nắng gió

Trao đổi với VietNamNet, chị Nguyễn Thị Hồng - đại diện hợp tác xã Sen quê Bác (huyện Nam Đàn, Nghệ An) chia sẻ kinh nghiệm gieo trồng và thu hoạch hoa sen ở vùng đất này.

Chị Hồng kể, nếu các tỉnh phía Bắc thu hoạch hoa sen bắt đầu từ tháng 4 thì ở Nghệ An - nơi nền nhiệt luôn cao hơn vùng khác từ 3 - 4 độ C, vào tháng 3 đã có thể thu hoạch sen.

Đặc thù cây sen phát triển nhanh hay chậm phụ thuộc vào thời tiết ấm hay lạnh.

Chị Nguyễn Thị Hồng trực tiếp xuống hồ thu hoạch sen

Thời tiết năm nay không thuận lợi cho cây sen phát triển, nhiệt độ nóng và lạnh luân phiên nhau. Cây sen bản địa khi bắt đầu nhú mầm gần đạt, gặp thời tiết lạnh, lại tiếp tục ngủ đông (đối với những sen có củ - PV).

Đến kỳ thu hoạch, ở Nghệ An có gió Lào (gió phơn Tây Nam), việc thu hoạch sen gặp nhiều khó khăn hơn các địa phương khác. Vậy nên thu hoạch sen ở nơi này cần có bí quyết riêng. 

Một hồ sen đang ở kỳ thu hoạch

Người thu hoạch hoa sen phải thức dậy từ 4h và hái đến gần 7h sáng. 

“Khi mặt trời chưa ló dạng thì phải thu hoạch sớm, tránh nắng nóng, đảm bảo hoa sen không bị mất nước và nhất là tránh gió Lào. Gió Lào rất hanh khô, trở thành ‘đặc sản’ của Nghệ An, nên cây sen cũng phải chịu chung số phận” - chị Hồng nói về cách thu hoạch sen vào sáng sớm.

Người phụ nữ đi thu hoạch sen từ sáng sớm

Người thu hoạch sen, lúc hái hoa thành từng bó phải dùng lá sen quấn trọn đầu bông. Ở vùng khác, việc thu hoạch sen như thế là thành công. Tuy nhiên, ở Nghệ An, người hái xong phải bọc thêm bao chuyên dụng, nếu không lá và hoa sen sẽ bị khô khi vừa đưa lên bờ.

Khi đưa sen về cơ sở sản xuất, người hái phải nhanh chóng cắm toàn bộ sen vào xô nước lớn, đồng thời phải dùng tấm vải ướt che chắn. Thời gian che chắn, ngâm nước kéo dài khoảng 120 phút. Sau đó mới sắp xếp và chuyển giao đến khách hàng. 

Hoa sen nở bung giữa hồ

“Khách nhận hoa sen cần dưỡng một thời gian, bằng cách dùng dao sắc cắt chéo cành sen, cắm vào thùng nước to. Việc này giúp hoa sen hút nước nhanh hơn và nở đúng như ý muốn. 

Lúc cắm hoa, mọi người cần dùng bình to, rộng và chứa được nhiều nước. Cho thêm một ít nước đá lạnh vào bình sẽ giúp hoa tươi và nở bung tròn hơn” - chị Hồng chia sẻ về bí quyết cắm hoa sen.

Tự hào về cây sen 

Chị Nguyễn Thị Chung - người hái sen 5 năm qua ở HTX Sen quê Bác chia sẻ, ban đầu đi làm, chị chỉ nghĩ có loại sen hồng và sen trắng. Vậy nhưng, sau thời gian dài làm việc ở hợp tác xã, chị biết có tới cả trăm loại. 

Mỗi loại sen có những đặc tính riêng, phù hợp với từng mục đích sử dụng. Có loại hoa chỉ để trang trí; có loại chỉ lấy lá, lấy hoa làm trà; lấy ngó làm thực phẩm hay lấy củ làm món ăn, chế biến tinh bột.

Hái sen từ sáng sớm để tránh nắng hè gay gắt

“Người hái sen phải dậy sớm để tránh nắng nóng. Mỗi ngày hái hoa sen, chúng tôi có thu nhập từ 300 - 350 nghìn đồng. Những ngày tuần, ngày lễ thì thu nhập cao hơn bình thường. Khi xuống đầm sen vào buổi sáng, không khí trong lành và hương sen rất dễ chịu, không giống bất kỳ loài hoa nào”- chị Chung bộc bạch.

Chị Trần Thị Hà - người hái sen nhiều năm qua cho biết, từ khi có hợp tác xã trồng và chăm sóc sen, chị có thêm thu nhập hàng ngày nuôi con ăn học, thêm nữa, chị còn rất tự hào về cảnh quan quê hương.

“Ngày trước các hồ đập bỏ trống để ao bèo phát triển. Từ khi có sen phủ kín, mọi người xung quanh cảm nhận được không khí trong lành, vẻ đẹp của sen và nâng cao ý thức bảo vệ mội trường. Chúng tôi ngày càng tự hào khi nhiều nơi trong tỉnh có hoa sen nở rộ vào mùa hè” - chị Hà nói thêm.

Bó hoa sen sau khi đưa về nhà sẽ được ngâm vào thùng nước lớn
Hoa sen vừa mới thu hoạch phải quấn lá xung quanh

Chị Nguyễn Thị Hồng chia sẻ, làm việc gì cũng cần có tình yêu, trách nhiệm với công việc của mình. Chị sinh ra ở Hưng Yên - vùng quê có những cánh đồng sen bát ngát. Từ ngày nhỏ chị đã biết hái sen cùng gia đình ở đầu làng. 

“Ông bà, bố mẹ mình biết chế biến trà sen cho gia đình sử dụng từ nhiều năm trước. Ngày bé mình còn theo chân anh chị đi đào củ sen…” - chị Hồng nhớ lại ký ức tuổi thơ gắn bó với sen.

Hoa sen nở bung đẹp khi cắm vào bình nước lớn

Cũng theo chị Hồng, ban đầu, việc trồng sen trên diện rộng tại Nghệ An gặp rất nhiều khó khăn vì nắng gió bất lợi. Tuy nhiên, khi cây giống bén rễ và phát triển thì hoa sen ở nơi này có sự khác biệt.

“Từ lá sen, hoa sen, hương sen… toả ra mùi hương rất đặc biệt mà không vùng miền nào khác có được. Chính thời tiết khắc nghiệt đã giúp cho cây sen phát triển, đơm hoa tạo ra hương vị đặc trưng của miền đất Nghệ An", chị Hồng bộc bạch. 

Cụ bà 100 tuổi làm 'thiên cổ đệ nhất trà' giá 10 triệu đồng/kg

Cụ bà 100 tuổi làm 'thiên cổ đệ nhất trà' giá 10 triệu đồng/kg

Cụ Nguyễn Thị Dần (phường Quảng An, Tây Hồ) đã bước sang tuổi 100 và là người cao tuổi nhất đang làm nghề ướp trà sen tại Hà Nội. Mỗi cân trà sen truyền thống, gia đình cụ Dần bán giá 7 hoặc 10 triệu đồng.
Trồng rau má cổ, lão nông ở Thanh Hóa thu 400 triệu đồng mỗi năm

Trồng rau má cổ, lão nông ở Thanh Hóa thu 400 triệu đồng mỗi năm

Nhờ giống rau má cổ, hơn 20 năm qua, ông Lương Trọng Tuấn, phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa có thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng/năm.

Tin tức mới nhất

Xem thêm

Hồ sơ thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe bao gồm những giấy tờ nào?

Hồ sơ thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe bao gồm những giấy tờ nào?

3 công trình cùng về đích ngày 30/12, kéo giảm ùn tắc khu Nam TPHCM

3 công trình cùng về đích ngày 30/12, kéo giảm ùn tắc khu Nam TPHCM

Dự báo thời tiết 27/12/2024: Không khí lạnh tăng cường, Trung Bộ mưa to

Dự báo thời tiết 27/12/2024: Không khí lạnh tăng cường, Trung Bộ mưa to