Nghiên cứu sinh Việt Nam xúng xính áo dài đón Tết ở Thái Lan

Nghiên cứu sinh Việt Nam xúng xính áo dài đón Tết ở Thái Lan

Tại Việt Nam, tết Nguyên đán - Quý Mão 2023 đang đến rất gần. Mọi người đang hối hả chuẩn bị đón năm mới, về quê ăn Tết, sắm đồ mới, người trẻ thì chuẩn bị một bộ ảnh để mừng xuân trên các nền tảng mạng xã hội.

Ở một góc khác, tại Đại học Suranaree (Thái Lan), một nhóm nghiên cứu sinh Việt Nam, chuyên ngành ngôn ngữ Anh cũng xúng xính áo dài đến lớp, chia sẻ văn hóa Tết với thầy cô, bạn bè ở vài quốc gia khác đang học cùng. 

Người đưa ra ý tưởng mặc áo dài lên lớp học trước thềm năm mới này là Ths Lê Trường An, nghiên cứu sinh của Đại học Suranaree.

Ths Lê Trường An diện ở dài dịp tết Nguyên đán ở Thái Lan. Ảnh: NVCC

Anh An tâm sự: “Năm nay tôi không sắp xếp được thời gian để ăn Tết cùng gia đình và người thân, người thương tại Việt Nam. Vậy nên tôi rủ bạn đồng hương cùng mặc áo dài đến lớp. 

Tôi khá bất ngờ với phản ứng của thầy cô người Thái và các bạn cùng lớp với mình đến từ Thái Lan và Trung Quốc. Mọi người khen áo dài đẹp, rất trang trọng và quan tâm đến việc người Việt Nam thường mặc áo dài khi nào. Cô giáo và các bạn của tôi còn ngỏ ý muốn mua hộ áo dài khi tôi có dịp về Việt Nam”. 

ThS Lê Trường An đã rất nhiệt tình giới thiệu về tà áo dài được cả nam và nữ ưa chuộng, đang được mặc thịnh hành trong dịp Tết, lễ quan trọng ở Việt Nam đến thầy cô, bạn đồng học.

GS.TS Adcharawan Buripakdi cho biết thích áo dài Việt Nam và gửi mua hộ. Ảnh: NVCC

Qua đó, GS.TS Adcharawan Buripakdi, Hiệu phó Đại học Suranaree tấm tắc khen chiếc áo dài Việt Nam giúp người mặc kín đáo, dễ thương hơn và nhìn trang trọng. Nghiên cứu sinh Intira Sakmiankaew thì cho rằng, mỗi quốc gia đều có quốc phục riêng và người trẻ là đối tượng giữ gìn bằng cách mặc nó trong đời sống hằng ngày hoặc các dịp đặc biệt, giao lưu quốc tế. Chị cho biết cũng rất thích trang phục truyền thống này của Việt Nam, đơn giản và sang trọng.

Còn với Ths An, mặc áo dài làm cho anh phần nào đỡ nhớ Tết Việt. "Nhưng trên hết tôi rất vui vì bản sắc văn hoá (cultural identity) của người Việt được nhận diện”, anh chia sẻ.

Ths Lê Trường An (thứ 2 từ phải qua) diện áo dài đến lớp chụp hình lưu niệm cùng thầy cô và bạn đồng học ở Đại học Suranaree (Thái Lan). Ảnh: NVCC 

“Tôi cho rằng bên cạnh ngôn ngữ thì trang phục văn hoá dân tộc là đặc điểm riêng biệt mà chúng ta có thể gìn giữ và giới thiệu tới bạn bè quốc tế về đất nước, con người của quốc gia mình trong thời đại giao thoa văn hoá mạnh mẽ hiện nay”, Ths Giáo dục Lê Trường An bày tỏ.

Tin tức mới nhất

Xem thêm

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023