Người dân 'chấm điểm' chính quyền, thước đo là sự hài lòng

Người dân 'chấm điểm' chính quyền, thước đo là sự hài lòng

Bộ Nội vụ đang triển khai đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước năm 2022 tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Việc đo lường này được thực hiện theo kế hoạch triển khai đề án "Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá cải cách hành chính và đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030"

Để triển khai đo lường sự hài lòng của người dân, Bộ Nội vụ yêu cầu các cơ quan, đơn vị, công chức liên quan ở địa phương tuyệt đối không định hướng, can thiệp, xem xét việc trả lời phiếu khảo sát sự hài lòng của người dân. 

Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại UBND phường Mỹ Đình 1.

Theo ghi nhận của PV VietNamNet, tại UBND phường Trung Tự (quận Đống Đa, Hà Nội), các hoạt động giải thủ tục hành chính liên quan đến tư pháp - hộ tịch được triển khai trên môi trường internet. Phường với gần hai vạn dân đang triển khai mạnh mẽ các ứng dụng công nghệ để phục vụ người dân tốt hơn. 

Bà Lê Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND phường cho biết, từ nhiều năm nay, phường chủ động nắm bắt các chính sách từ cấp trên, áp dụng công nghệ để phục vụ người dân. Đến nay, 100% các thủ tục liên quan đến Tư pháp - Hộ tịch đều được thực hiện bằng ứng dụng công nghệ. 

"Chúng tôi triển khai thanh công 5 thủ tục không để người dân phải chờ đợi, khi đến phường làm việc sẽ được trả kết quả gần như tức thì", bà Nga nói. 

Theo bà Nga, 5 dịch vụ kể trên gồm: Đăng ký kết hôn; khai sinh; khai tử; chứng thực bản sao chữ ký; trích lục hộ tịch. Những dịch vụ công nêu trên, UBND phường có hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng phần mềm tương ứng để cập nhật các trường thông tin, sau đó đến phường để đối chiếu và trả kết quả. 

Phường Trung Tự đáp ứng 5 dịch vụ không để người dân phải chờ

Anh Nguyễn Minh Anh (người dân phường Trung Tự) cho biết, vừa thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại phường, việc trả kết quả nhanh chóng vì đã nhập lên hệ thống trước đó. 

"Tôi nhập các trường thông tin lên hệ thống, chụp ảnh các giấy tờ được yêu cầu... sau đó, bộ phận tiếp nhận của UBND phường sẽ nắm được. Việc của tôi là đến và mang giấy tờ gốc để cán bộ đối chiếu, đủ điều kiện là được nhận kết quả", anh nói. 

Về đo lường sự hài lòng, một số người dân khi được hỏi cho biết, đánh giá đầu tiên là về thái độ, ứng xử của cán bộ khi giao tiếp với người dân. Với việc ứng dụng công nghệ, sự hài lòng của người dân chính là vấn đề rút ngắn thời gian, đúng và sớm hơn trước hẹn.

"Thay vì phải di chuyển nhiều lần lên phường làm việc, hiện nay các thủ tục hành chính cơ bản đã được giải quyết từ xa, nhanh, gọn, hiệu quả", một người dân phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm) chia sẻ. 

Tuy nhiên, từ phía các cơ quan hành chính Nhà nước, một số cán bộ phường cho biết, để dịch vụ đáp ứng tốt nhất khi ứng dụng công nghệ số, người dân cũng cần có kỹ năng về sử dụng công nghệ thông tin. Vì hiện nay vẫn còn không ít trường hợp cán bộ phường phải nhập hộ thông tin giúp người dân. 

Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội về kết quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính quý 2 năm 2022, tổng số tiếp nhận toàn TP trên 1 triệu hồ sơ. Trong đó, hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99,78%. 100% các sở, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã đều đảm bảo thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định.

Khi chậm trễ trong quá trình giải quyết hồ sơ, UBND TP Hà Nội cho biết, các đơn vị thực hiện việc xin lỗi công dân và khắc phục nhanh chóng.

Theo Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh, thành phố đã xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm chỉ đạo, điều hành năm 2023, trong đó có việc quyết liệt đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành trên nguyên tắc chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, quy chế làm việc. 

Ông Thanh khẳng định, thành phố sẽ tập tập trung đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở. 

Theo ông Thanh, mục tiêu hướng tới của đổi mới mạnh mẽ là phục vụ người dân và doanh nghiệp, đo lường bằng sự hài lòng, khắc phục triệt để hạn chế tồn tại đã chỉ ra trong năm 2022. 

Trong nhiệm vụ trên, Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, thành phố sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số các hoạt động quản lý nhà nước, hoàn thiện và phát triển hạ tầng số để cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến nhanh chóng, chính xác, không giấy tờ, giảm chi phí. Đặc biệt, hình thành trục mô hình “chính quyền số - công dân số” nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư. 

“Quan điểm cải cách hành chính của thành phố là dù hiện đại hóa, số hóa đến đâu thì cuối cùng vẫn là con người. Bản chất của cải cách hành chính là thái độ của cán bộ, công chức chính quyền trong phục vụ, giải quyết thủ tục, ứng xử với người dân và doanh nghiệp, trên cơ sở thiết kế quy trình giải quyết công việc phù hợp” - Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.

Tin tức mới nhất

Xem thêm

Thấy chồng im lặng ngồi quay lưng, cụ bà U100 làm một việc hút 2 triệu lượt xem

Thấy chồng im lặng ngồi quay lưng, cụ bà U100 làm một việc hút 2 triệu lượt xem

Thanh Hương, Anh Đào: Ai đắt show màn ảnh nhất năm 2024?

Thanh Hương, Anh Đào: Ai đắt show màn ảnh nhất năm 2024?

Vụ 'chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2: Lợi dụng vị trí công tác để kiếm tiền tỷ

Vụ 'chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2: Lợi dụng vị trí công tác để kiếm tiền tỷ