Người tiêu dùng ngày càng bạo chi hơn cho 'thực phẩm xanh, sạch'

Người tiêu dùng ngày càng bạo chi hơn cho 'thực phẩm xanh, sạch'

Báo cáo về hành vi và xu hướng tiêu dùng do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC) vừa công bố cho thấy, trước tình trạng thực phẩm kém chất lượng, hàng giả trên thị trường, người tiêu dùng đang dần khắt khe hơn trong sự lựa chọn của mình. 

Ngoài ra, sau dịch Covid-19, ý thức nâng cao sức khỏe của người tiêu dùng ngày càng cao. Xu hướng lựa chọn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường trở thành lựa chọn mới của người tiêu dùng. Thực phẩm sạch, an toàn, được kiểm chứng đạt các tiêu chuẩn chất lượng hoặc đạt chứng nhận hữu cơ đang được nhiều gia đình ưu tiên.

“Người tiêu dùng sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để mua thực phẩm, đồ uống có nguyên liệu đảm bảo “xanh” và “sạch”. Lựa chọn an toàn không chỉ đối với thực phẩm, đồ uống, mà còn là xu hướng lựa chọn đối với sản phẩm thuộc nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) nói chung”, báo cáo nêu.

An toàn là yếu tố hàng đầu trong các quyết định cân nhắc mua sản phẩm của người tiêu dùng. (Nguồn: Hội DN HVNCLC)
Hàng giả, hàng nhái là lo ngại hàng đầu của người dân đối với các sản phẩm. (Nguồn: Hội DN HVNCLC)

Cụ thể, đối với nhóm ngành thực phẩm, đồ uống, 55% người tiêu dùng lựa chọn yếu tố sản phẩm vệ sinh an toàn là hàng đầu; tương tự, nhóm ngành hóa mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh, yếu tố an toàn sử dụng cũng được 66% người tiêu dùng chọn.

Những vụ việc liên quan đến thực phẩm không rõ nguồn gốc đang phần nào khiến người tiêu dùng lo lắng. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra, 43% số người được khảo sát lo ngại doanh nghiệp sử dụng chất cấm trong sản xuất và bảo quản, hay sử dụng nguyên liệu không đảm bảo chất lượng để sản xuất; cũng có khoảng 1/3 người tiêu dùng được khảo sát lo ngại quy trình sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn hoặc sử dụng chất phụ gia quá hàm lượng cho phép. Đáng chú ý, nỗi lo về hàng giả, hàng nhái chiếm vị trí số 1.

Khảo trên được Hội DN HVNCLC thực hiện với 16.715 người tiêu dùng tham gia bình chọn trực tuyến và trực tiếp; khảo sát tại 1.764 điểm bán tại tại 4 tỉnh/thành phố (Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ).

Doanh nghiệp nợ hơn 4.500 tỷ tiền bảo hiểm xã hộiBảo hiểm Xã hội TP.HCM yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp khắc phục nợ bảo hiểm xã hội, thực hiện đóng đầy đủ cho người lao động. Cơ quan này sẽ chuyển hồ sơ sang công an.

Tin tức mới nhất

Xem thêm

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023