Những dấu ấn trong chuyến công tác đến Campuchia của Thủ tướng

Những dấu ấn trong chuyến công tác đến Campuchia của Thủ tướng

Bộ trưởng khẳng định, chuyến thăm có ý nghĩa nhiều mặt, thể hiện sự coi trọng tăng cường quan hệ hợp tác, củng cố tình hữu nghị, đoàn kết, sự tin cậy giữa hai nước trong “Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Campuchia - Việt Nam 2022”, đúng với tinh thần “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và bền vững lâu dài”.

Mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mới

Chuyến thăm đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Hai nước thông qua Tuyên bố chung sau chuyến thăm, các bộ ngành hai bên ký 11 văn kiện hợp tác trên rất nhiều lĩnh vực. Doanh nghiệp hai nước cũng ký kết một số hợp đồng và thỏa thuận kinh doanh.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen đón Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Dương Giang

Về chính trị, hai bên khẳng định quyết tâm củng cố và phát triển hơn nữa tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia, thúc đẩy và tăng cường đoàn kết, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc, đưa hợp tác song phương ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả; coi đó là yêu cầu khách quan tất yếu đối với cả hai nước.

Về kinh tế - thương mại – đầu tư, đây là tiêu điểm của chuyến thăm. Hai bên không những củng cố nền tảng đã có từ trước mà còn thúc đẩy, mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mới nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế, góp phần hỗ trợ nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời bảo đảm hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả.

Hai bên nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường kết nối hai nền kinh tế về cơ sở hạ tầng cứng cũng như về thể chế và chính sách, gồm cả việc thúc đẩy sớm hoàn thành Quy hoạch tổng thể kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Campuchia đến năm 2030.

Về quốc phòng và an ninh, lãnh đạo hai nước nhất trí không cho phép bất kỳ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của mình làm phương hại đến an ninh và lợi ích của nước kia.

Hai nước tăng cường phối hợp giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở mỗi nước, phòng chống tội phạm xuyên biên giới, mua bán người, buôn bán ma túy cũng như nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ biên giới. Đây là yếu tố quan trọng bảo đảm cho hai nước phối hợp duy trì hòa bình, ổn định để phát triển.

Việt Nam – Campuchia đã hoàn thành công việc phân giới cắm mốc khoảng 84% đường biên giới trên đất liền. Trong chuyến thăm, hai bên thống nhất việc tìm giải pháp có thể chấp nhận được đối với khoảng 16% công việc còn lại nhằm xây dựng đường biên giới trên đất liền hòa bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác, phát triển.

Điều này sẽ tạo cơ sở cho việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa các tỉnh biên giới, đồng thời cũng tạo ra hệ thống cửa khẩu, lối mòn để tăng cường giao lưu hàng hóa trong gian tới…

“Với kết quả tổng hợp trên tất cả các mặt như vậy, chuyến thăm Campuchia của Thủ tướng đã đạt kết quả toàn diện trên tất cả lĩnh vực, góp phần đưa quan hệ hợp tác giữa hai bên phát triển sâu rộng hơn nữa trong thời gian tới”, Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định.

Thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Mỹ và ASEAN-Ấn Độ

Ngoài ra, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng cho biết, các Hội nghị Cấp cao ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác vừa diễn ra tại Campuchia đạt nhiều kết quả nổi bật.

Trong đó, các nước đều khẳng định ASEAN đã và đang nỗ lực vượt qua khó khăn, duy trì đà hợp tác, thúc đẩy phục hồi bền vững một cách hiệu quả. Trong khi bức tranh kinh tế thế giới và khu vực có nhiều mảng xám, Đông Nam Á thực sự là điểm sáng với dự báo tăng trưởng đạt 5.3% trong 2022.

Nối lại giao thương, mở cửa kinh tế, triển khai hiệu quả các hiệp định thương mại tự do là những ưu tiên tất cả các nước đề cập trong nỗ lực chung về phục hồi sau đại dịch. ASEAN và các đối tác đã đưa ra nhiều biện pháp và cam kết nguồn lực cụ thể nhằm ứng phó các thách thức đang nổi lên. 

Thủ tướng đã có 17 cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với các lãnh đạo tham dự hội nghị, trong đó có Tổng thống Mỹ Joe Biden. Qua đó góp phần tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước, mở ra các cơ hội mới. Ảnh: Dương Giang

Lãnh đạo các nước ASEAN thông qua Tuyên bố về việc Timor Leste xin gia nhập ASEAN, trong đó đồng ý về nguyên tắc việc kết nạp Timor Leste là thành viên thứ 11 của ASEAN, trao quy chế quan sát viên và xây dựng lộ trình cho việc gia nhập của nước này.

Đáng chú ý, lãnh đạo các nước đã thông qua Tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Mỹ và ASEAN-Ấn Độ, đồng ý về nguyên tắc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược với Canada, ghi nhận đề nghị của Hàn Quốc và Nhật Bản nâng cấp quan hệ với ASEAN...

Lãnh đạo các nước đã thông qua và ghi nhận hơn 100 văn kiện về nhiều nội dung quan trọng, trong đó đáng chú ý là Tuyên bố kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN, Tuyên bố Tầm nhìn ASEAN “Cùng ứng phó thách thức”, Tuyên bố kỷ niệm 20 năm DOC…

Khẳng định vai trò và trách nhiệm của Việt Nam

Nói về những đóng góp của đoàn Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao cho biết, Việt Nam thể hiện rõ nét vai trò cầu nối, thúc đẩy đồng thuận của ASEAN trong rất nhiều quyết sách quan trọng, đặc biệt về việc ra quyết định của lãnh đạo các nước ASEAN về triển khai Đồng thuận 5 điểm và Tuyên bố về việc Timor Leste xin gia nhập ASEAN. Qua đó, đóng góp quan trọng vào củng cố đoàn kết, hình ảnh và uy tín của ASEAN.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất nhiều nội dung hợp tác quan trọng, nhận được sự quan tâm của các nước. Ảnh: Dương Giang

Trong các hoạt động tiếp xúc song phương và đa phương, Thủ tướng đều nhấn mạnh, các nước cần tiếp tục cùng nhau mở cửa nền kinh tế, không đưa ra các biện pháp hạn chế thương mại, bảo đảm giao thương mở an toàn, duy trì các chuỗi cung ứng vận hành thông suốt, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và hỗ trợ các nước đang phát triển trong phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Thủ tướng cũng nêu rõ quan điểm về việc lấy người dân là trung tâm, mục tiêu và động lực của các nỗ lực phục hồi và phát triển bền vững, quan tâm thỏa đáng đến các đối tượng dễ bị tổn thương, người yếu thế trong xã hội.

Trong trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực, Thủ tướng đều có phát biểu đóng góp, chia sẻ quan điểm của Việt Nam về Biển Đông, Myanmar, xung đột Ukraine và nhiều nội dung khác trên tinh thần cân bằng, hài hòa và xây dựng.

Những chia sẻ của Thủ tướng không chỉ khẳng định vai trò và trách nhiệm của Việt Nam mà còn góp phần củng cố lập trường nguyên tắc và cách tiếp cận khách quan, cân bằng của ASEAN...

“Nhìn tổng thể, sự tham gia và đóng góp của Việt Nam tại các hội nghị với tâm thế của một thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm đã cho thấy vai trò và vị thế quan trọng của Việt Nam trong khu vực được các nước ASEAN và các đối tác tôn trọng, đánh giá cao”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Cuộc trao đổi bất ngờ giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Mỹ Joe Biden

Cuộc trao đổi bất ngờ giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Mỹ Joe Biden

Tối 12/11, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Thủ đô Phnom Penh (Campuchia), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc trao đổi bất ngờ với Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Tin tức mới nhất

Xem thêm

Biến 'mảnh gỗ khô' thành tác phẩm độc lạ, chàng trai Thái Nguyên thu bạc triệu

Biến 'mảnh gỗ khô' thành tác phẩm độc lạ, chàng trai Thái Nguyên thu bạc triệu

Dự báo giá vàng 10 ngày tới: Bị 'sa lầy', cửa nào giúp vàng bứt phá?

Dự báo giá vàng 10 ngày tới: Bị 'sa lầy', cửa nào giúp vàng bứt phá?

Vì sao nhà hướng Nam được coi là tốt nhất?

Vì sao nhà hướng Nam được coi là tốt nhất?