Quy hoạch tổng thể quốc gia như 'người lính mở đường', tạo động lực phát triển

Quy hoạch tổng thể quốc gia như 'người lính mở đường', tạo động lực phát triển

ĐB Trịnh Xuân An (Đồng Nai) đánh giá cao sự chuẩn bị của Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội trong hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch tổng thể quốc gia. Ông cho rằng đây là nhiệm vụ chưa từng có tiền lệ, rất khó nhưng cũng là cơ hội để đưa khát vọng, định hướng lớn về xây dựng đất nước hùng cường. 

Khẳng định dự thảo đã có cơ sở chính trị pháp lý và thực tiễn vững chắc, ĐB bày tỏ đồng tình để trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này đưa ra định hướng lớn và cấp bách.

"Quy hoạch tổng thể quốc gia như người lính mở đường, tạo động lực phát triển, nhưng phải khả thi, hiệu quả, dễ đọc, dễ nhớ, làm, dễ đánh giá, thuận lợi giám sát và thực hiện", ông An phân tích.

ĐB Trịnh Xuân An. Ảnh: Phạm Thắng

Quy hoạch tổng thể quốc gia là nhiệm vụ mới quan trọng nhưng hết sức phức tạp, chưa có tiền lệ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Do đó, theo ĐB, việc xác định các nội dung của quy hoạch phải được tính toán một cách khoa học, hợp lý, bảo đảm đường hướng chiến lược, phải rõ cụ thể nhưng cũng không được mâu thuẫn thay thế cho các nội dung đã được xác định trong các văn bản khác.

Theo ĐB, Quy hoạch tổng thể quốc gia phải là tổng hợp có chọn lọc, định hướng lớn để phát triển đất nước, không phải là bản tập hợp hay phép cộng đơn giản của các quy hoạch thành phần hoặc nhắc lại một cách cơ học Chiến lược phát triển KTXH đã được Đại hội Đảng ban hành. 

Quy hoạch tổng thể quốc gia không nên quy định quá chi tiết các mục tiêu cụ thể mà chỉ quy định các mục tiêu tầm quốc gia, các giới hạn tối đa hoặc tối thiểu các chỉ tiêu để các ngành, địa phương có căn cứ xây dựng quy hoạch cấp thấp một cách chủ động.

ĐB Trịnh Xuân An cho hay, những nội dung “quy hoạch cứng” như về giao thông, đất đai, năng lượng và đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh thì "có thể chốt ở trong Quy hoạch này". Đối với những nội dung khác mang tính xã hội hóa hoặc định tính như vấn đề giáo dục, y tế... nên xác định là “quy hoạch mềm”.

Ảnh minh họa: Chí Hùng

"Có quy hoạch cứng, quy hoạch mềm để tránh đi vào quá chi tiết, xác định những chỉ tiêu quá cụ thể khiến bó khung, có thể làm hạn chế việc phát triển", ĐB tỉnh Đồng Nai góp ý.

Quy hoạch tổng thể cần lấy nội lực, thế mạnh của quốc gia

ĐB Trần Quang Minh (Quảng Bình) nhấn mạnh, Quy hoạch tổng thể quốc gia cần phải được xem là vấn đề mang tính tầm cỡ, lấy nội lực, thế mạnh của quốc gia, có tính quyết định. Việc tranh thủ hợp tác, liên kết với các nước và vùng lãnh thổ có ý nghĩa quan trọng cùng với năng lực dự báo tình hình khu vực và thế giới để xây dựng quy hoạch thì mới có tính bền vững, lâu dài.

Bên cạnh đó, cần quy định các nguyên tắc cơ bản để làm cơ sở quy hoạch vùng, địa phương, đồng thời là kỷ cương trong việc tuân thủ quy hoạch một khi đã ban hành. 

Ông đề xuất, "quy hoạch cần lấy phương châm ưu tiên phát huy những lợi thế, tiềm năng sẵn có hơn là ưu tiên xây dựng, hình thành hành lang mới, nhất là quy hoạch các sân bay, cảng biển cần phải thận trọng, tránh lãng phí, không hiệu quả và cần làm rõ hơn những định hướng liên kết của sáu vùng theo Nghị quyết đã đề ra". 

ĐB Trần Quang Minh. Ảnh: Phạm Thắng

Đồng thời, vấn đề về du lịch cần được quy hoạch đậm nét và có chiều sâu để tạo được lợi thế trong tương lai. Theo ĐB, Việt Nam đang có lợi thế lớn về mọi mặt của du lịch, dư địa còn nhiều, do đó cần phải tạo được sự khác biệt để thu hút nhiều hơn du khách quốc tế và trong nước.

Ngoài ra, dự thảo có nêu định hướng thiết lập hành lang liên kết du lịch vùng Đông Nam Á và quy hoạch các vùng du lịch trọng điểm. ĐB cho rằng, việc phối hợp để tạo nên những tour, tuyến hấp dẫn, đa dạng, phong phú giữa các vùng là điều rất quan trọng. Vì vậy, cần phải có nguyên tắc cơ bản quy định cho liên kết các vùng du lịch trong nước làm cơ sở liên kết các vùng với các địa phương.

ĐB Lưu Bá Mạc (Lạng Sơn) cũng bày tỏ đồng tình với quan điểm là quy hoạch tổng thể quốc gia phải mang tính bao trùm tất cả các lĩnh vực, định hướng phát triển KTXH của quốc gia trong 30 năm tới. Đồng thời không phải nội dung chi tiết nào cũng cần đưa vào quy hoạch tổng thể quốc gia này.

Ông đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, bổ sung thêm nội dung việc phát triển và khai thác có hiệu quả hạ tầng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vào dự thảo Quy hoạch.

Theo ĐB tỉnh Lạng Sơn, để đảm bảo phù hợp với Chiến lược phát triển KTXH đến năm 2030 và phù hợp với quan điểm phát triển trong dự thảo Quy hoạch có đề cập là "phát triển bao trùm, nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo...".

Ông cho rằng, nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có trình độ, năng lực sáng tạo cao để có thể là nguồn lực thực hiện trong giai đoạn tới là một trong các yếu tố quan trọng nhất.

Tin tức mới nhất

Xem thêm

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023