Sếp ngân hàng nào nhận lương 'khủng' nhất?

Sếp ngân hàng nào nhận lương 'khủng' nhất?

Theo thống kê của Vietnamnet, sau mùa Đại hội cổ đông, MBBank, VPBank, HDBank, NamA Bank, Sacombank, và ACB là những ngân hàng mạnh tay chi thù lao, thưởng, ngân sách hoạt động cho ban lãnh đạo bao gồm Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS) trong năm 2023.

Tuy nhiên, con số thống kê trong bài chỉ mang tính tương đối. Ngân sách dự chi được Đại hội thông qua thường là mức tối đa dự kiến trong trường hợp hoàn thành hoặc vượt kế hoạch lợi nhuận.

Hơn nữa, thành viên HĐQT kiêm nhiệm Tổng Giám đốc thường không nhận thù lao chung với các thành viên HĐQT do đã nhận lương quản lý. Mức thù lao giữa các thành viên HĐQT chuyên trách và thành viên độc lập, thành viên HĐQT đại diện cho đối tác chiến lược, và thành viên BKS cũng có sự chênh lệch khá lớn.

Theo dữ liệu thống kê của Vietnamnet, Ngân hàng MB đang dẫn đầu về mức thù lao và ngân sách hoạt động của HĐQT, BKS với mức dự chi tối đa 1,2% lợi nhuận sau thuế theo báo cáo tài chính riêng lẻ. 

Tại ngân hàng này, chỉ cần đạt mức lợi nhuận sau thuế như năm 2022, quỹ thù lao và ngân sách HĐQT lên tới hơn 195 tỷ đồng. Qua đó, mức chi trung bình mỗi thành viên lên đến 13,98 tỷ đồng.

Ngân hàng mạnh tay chi cho ban lãnh đạo. (Ảnh mang tính minh hoạ)

Đứng thứ hai là VPBank. Đại hội đã phê duyệt mức thù lao và ngân sách hoạt động của HĐQT và BKS năm 2023 tương đương bằng 0,5% lợi nhuận trước thuế hợp nhất. 

Như vậy, trong trường hợp ngân hàng đạt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 24.003 tỷ đồng, thù lao và ngân sách hoạt động của HĐQT và BKS sẽ là 120 tỷ đồng, tương đương mức chi bình quân 12 tỷ đồng/người. 

Tuy nhiên, con số này là “tạm tính” bởi ngân hàng gộp cả chi phí hoạt động của HĐQT và BKS. Hơn nữa, VPBank sẽ còn phải bổ sung thêm một vài thành viên HĐQT và BKS sau khi đối tác chiến lược SMBC trở thành cổ đông chính thức của ngân hàng.

HDBank cũng mạnh tay chi thù lao và phụ cấp cho HĐQT và BKS, mức chi dự kiến tối đa 1% lợi nhuận sau thuế riêng lẻ năm 2023.

Trường hợp HDBank đạt mục tiêu lợi nhuận, quỹ thù lao và phụ cấp cho HĐQT và BKS sẽ lên tới 105,580 tỷ đồng. Mức chi bình quân cho mỗi thành viên sẽ là 9,6 tỷ đồng. Ngoài ra, quỹ hoạt động của HĐQT năm 2023 là 25 tỷ đồng, được trích từ lợi nhuận sau thuế năm 2022.

NamA Bank gây bất ngờ khi vượt qua hàng loạt “ông lớn” với việc thông qua ngân sách hoạt động (thù lao, thưởng, các lợi ích và chi phí khác) của HĐQT và BKS năm 2023 là 3% lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2023. Nếu đạt kế hoạch lợi nhuận, tổng mức chi sẽ là 78 tỷ đồng, tương đương bình quân 8,6 tỷ đồng/người.

Tiếp đến là Sacombank, mức thù lao HĐQT và BKS trong năm 2023 là 1% lợi nhuận trước thuế hợp nhất của năm tài chính 2023 (năm 2022 là 1,2%). Nếu đạt kế hoạch, mức chi sẽ là 95 tỷ đồng, tương đương bình quân 8,63 tỷ đồng/người.

Ngân hàng ACB cũng mạnh tay duyệt chi mức 0,6% lợi nhuận sau thuế hợp nhất (dự kiến 16.042 tỷ đồng). Như vậy, quỹ thù lao và ngân sách hoạt động cho 12 thành viên HĐQT và BKS dự kiến hơn 96 tỷ đồng, mức bình quân 8 tỷ đồng/người.

Tiếp đến lần lượt là các ngân hàng SHB, Eximbank, Vietcombank, LPBank, BIDV, VIB với chi mức thù lao và chi phí hoạt động bình quân từ 4-5 tỷ đồng/người. 

Nhóm các ngân hàng có mức chi bình quân trên 3 tỷ đồng/người lần lượt gồm: OCB, TPBank, Techcombank, ABBank, VietinBank, VietBank.

Tuy nhiên, mức chi thực tế tại một số nhà băng có thể còn cao hơn. Chẳng hạn như tại ABBank, ngoài quỹ thù lao 35 tỷ đồng (bình quân 3,5 tỷ đồng/người), nếu lợi nhuận trước thuế năm 2023 đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra (2.826 tỷ đồng), quỹ thưởng dành cho HĐQT và BKS là 1% phần lợi nhuận đạt kế hoạch, và 5% phần lợi nhuận vượt kế hoạch.

Như vậy, chỉ cần đạt kế hoạch lợi nhuận trước thuế, quỹ thù lao sẽ tăng thêm 28,26 tỷ đồng, thù lao bình quân mỗi thành viên sẽ là 6,36 tỷ đồng. Thậm chí, nếu lợi nhuận trước thuế vượt kế hoạch 10%, thù lao bình quân mỗi thành viên HĐQT và BKS ABBank sẽ là 7,7 tỷ đồng.

Ở mức thấp hơn, ngân sách chi thù lao và kinh phí hoạt động năm 2023 của HĐQT và BKS tại các ngân hàng KienLongBank, MSB, và NCB ở mức bình quân trên 2 tỷ đồng/người.

Mức chi thấp nhất thuộc về các ngân hàng VietABank, VietCapital Bank, PVCombank, và PG Bank, trung bình từ 1-1,2 tỷ đồng/người.

THÙ LAO VÀ NGÂN SÁCH HOẠT ĐỘNG DỰ KIẾN CHO HĐQT VÀ BKS CÁC NGÂN HÀNG NĂM 2023 (đvt: tỷ đồng)
NGÂN HÀNG  THÙ LAO VÀ NSHĐ CHUNG TRUNG BÌNH/NGƯỜI
MB 195 13,98
VPBANK 120 12
HDBANK 105 9,5
NAMA BANK 78 8,6
SACOMBANK 95 8,6
ACB 96 8
SHB 61 5,5
EXIMBANK 35 5
VIETCOMBANK 51 4,6
LPBANK 50 4,5
BIDV 52 4,3
VIB 30 4,3
OCB 42 3,8
TPBANK 22 3,6
TECHCOMBANK 39 3,5
ABBABANK 35 3,5
VIETINBANK 41 3,1
VIETBANK 25 3,1
KIENLONGBANK 28 2,7
MSB 25,5 2,5
NCB 16 2
VIETA BANK 10 1,2
VIETCAPITAL BANK 9,5 1,2
PVCOMBANK 12,5 1,1
PG BANK 12,2 1

Một ví dụ cho sự chênh lệch trong thù lao giữa các thành viên HĐQT là tại VietinBank. Theo BCTC đã kiểm toán năm 2022, Chủ tịch HĐQT Trần Minh Bình nhận thù lao 2,46 tỷ đồng. Các thành viên khác trong HĐQT nhận thù lao từ 1,5 đến 2,1 tỷ đồng. Thành viên HĐQT do đối tác MUFJ đề cử chỉ nhận thù lao 386 triệu đồng.

Đối với thù lao của thành viên BKS năm 2022, bà Lê Thanh Hà (Trưởng ban) nhận 1,5 tỷ đồng, bà Phạm Thị Thơm 1,1 tỷ đồng.

Thù lao năm 2022 của Ban Điều hành cao nhất là ông Nguyễn Hoàng Dũng (Phó TGĐ phụ trách BĐH) nhận 2,36 tỷ đồng. Các Phó TGĐ có mức lương thấp hơn, cao nhất là ông Trần Công Quỳnh Lân 2,26 tỷ đồng. Riêng ông Đỗ Thanh Sơn bổ nhiệm từ 10/2022 nên chỉ nhận được 420 triệu đồng.

Khách sạn ở quê nhà báo lãi, ‘đại gia điếu cày’ nhận lương 3 triệu đồngCTCP Du lịch Dầu khí Phương Đông (PDC), nơi "đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản làm Chủ tịch, vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2023.

Tin tức mới nhất

Xem thêm

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023