Thắng lớn sau vụ bán vốn 1,5 tỷ USD, VPBank 'dè dặt' với kế hoạch lợi nhuận 2023

Thắng lớn sau vụ bán vốn 1,5 tỷ USD, VPBank 'dè dặt' với kế hoạch lợi nhuận 2023

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank (VPB) của ông Ngô Chí Dũng vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2023. Đại hội dự kiến được tổ chức ngày 18/4 tại Hà Nội.

Theo đó, VPBank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế là hơn 24 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước. Đây là kế hoạch khá khiêm tốn trong bối cảnh ngân hàng này sẽ thu về 35.900 tỷ đồng (tương đương khoảng 1,5 tỷ USD) từ thỏa thuận phát hành riêng lẻ 15% cổ phần VPBank cho Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) của Nhật (vừa được ký kết hôm 27/3).

Khoản đầu tư từ SMBC giúp VPbank nâng tổng vốn chủ sở hữu từ 103,5 nghìn tỷ đồng lên, xấp xỉ 140 nghìn tỷ đồng. Đây là cơ sở vững chắc cho VPBank tăng trưởng mạnh trong năm nay và các năm tới.

Ngay từ 2022, VPBank đã là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Cú bán vốn trị giá 1,5 tỷ USD cho SMBC sẽ giúp VPBank trở thành ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn thứ hai tại Việt Nam với 135 tỷ đồng, chỉ xếp sau Vietcombank (có vốn chủ sở hữu 138 nghìn tỷ đồng).

Trong năm 2021, sau khi chuyển nhượng thành công 49% phần góp vốn tại FECredit cho SMBC và thu về số tiền gần 1,4 tỷ USD, tài sản của VPBank đã tăng mạnh. Nhờ đó, ngân hàng này phát triển mạnh trong nhiều lĩnh vực và ghi nhận lợi nhuận năm 2022 tăng vọt gần 48% so với năm 2021.

Cũng nhờ khoản khổng lồ từ Sumitomo (qua thương vụ mua 49% FE Credit), trong năm 2022, VPBank sở hữu thêm hai công ty con là CTCP Chứng khoán VPBank (99,9%) và CTCP Bảo hiểm OPES (98%), đánh dấu sự mở rộng hệ sinh thái sang các lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm. 

Theo Chứng khoán Maybank, VPBank là một trong 4 ngân hàng có khả năng nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng yếu kém từ NHNN. (Ảnh: VPB)

Chứng khoán VPBank trong năm 2022 tăng mạnh vốn lên 15 nghìn tỷ đồng, dẫn đầu khối các công ty chứng khoán. 

Theo Chứng khoán VnDirect, với vụ phát hành cho SMCB thành công, VPBank trở thành ngân hàng có bộ đệm vốn tốt nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của VPBank sẽ rơi vào khoảng trên 20% so với mức 14,8% cuối năm 2022. Đây là một trong những tiêu chí để VPBank có khả năng nhận được room tín dụng ở mức cao từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong 2023.

Việc phát hành 15% vốn cho Sumitomo sẽ giúp VPBank cải thiện hơn nữa quan hệ hợp tác với đối tác ngoại. Sumitomo có thể giúp VPBank cải thiện các quy trình, quy chế trong quản trị ngân hàng cũng như giúp cung cấp các nguồn vốn có giá rẻ từ nước ngoài.

Tại ĐHCĐ sắp tới, VPBank cũng cần thông qua mức thù lao và ngân sách hoạt động của HĐQT và Ban kiểm soát năm 2023, tương đương 0,5% x lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng. Mức này ngang với năm 2019.

Một kế hoạch cũng được nhiều nhà đầu tư quan tâm là việc phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn dành cho cán bộ nhân viên (ESOP). Cụ thể, VPBank sẽ trình ĐHCĐ thông qua kế hoạch phát hành 30,22 triệu cổ phiếu ESOP, giá 10.000 đồng/cp (so với giá 20.900 đồng/cp kết thúc phiên giao dịch ngày 29/3). Các thành viên HĐQT không điều hành không được mua.

Sáp nhập GPBank, đẩy mạnh mảng chứng khoán, bất động sản?

Một nội dung đáng chú ý nữa cần được ĐHCĐ 2023 thông qua là việc tham gia vào các phương án cơ cấu lại/hỗ trợ tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng yếu kém hoặc các hình thức khác với các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác. VPBank cũng trình ĐHCĐ thông qua việc tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ mức 17,642% lên mức 30%.

Theo một tờ trình của NHNN vừa được ban hành, 4 ngân hàng thương mại cổ phần sẽ nhận chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng yếu kém. Trong đó, có 2 ngân hàng nhận chuyển giao có đề xuất được nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại lên 49%.

Trong năm 2022, giới đầu tư đồn đoán VPBank có thể tham gia tái cơ cấu một ngân hàng thương mại yếu kém. Tại ĐHCĐ 2022, ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank cho biết, VPBank đang nghiên cứu việc nhận chuyển giao một ngân hàng.

Trước đó, theo Chứng khoán Maybank, VPBank là một trong 4 ngân hàng có khả năng nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng yếu kém từ NHNN. Trong năm 2022, VPBank nhận được hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn nhiều TCTD khác.

Bên cạnh đó, ngân hàng của ông Ngô Chí Dũng dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10% cho dù lợi nhuận chưa phân phối và thặng dư cổ phần lớn.

VPBank cũng dự kiến đầu tư 6.000 tỷ đồng góp vốn mua cổ phần công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm và các kế hoạch đầu tư góp vốn khác.

Thị trường bất động sản trầm lắng trong cả năm qua. Tuy nhiên, đây vẫn là một kênh nhiều ngân hàng quan tâm.

Trong phần giới thiệu, CTCP Tập đoàn MIKGroup Việt Nam (MIKGroup) thông tin VPBank là đối tác chiến lược và hiện cung cấp các giải pháp về tài chính để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, phát triển dự án của MIKGroup.

VPBank được biết đến là ngân hàng tài trợ tín dụng cho người mua nhà tại hầu hết các dự án của MiKGroup. VPBank cũng thường tham gia vào các đợt phát hành trái phiếu của một số doanh nghiệp liên quan tới MiKGroup.

MIKGroup cũng được cho có mối quan hệ với Techcombank của tỷ phú Hồ Hùng Anh.

Hồi giữa năm 2019, Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) - một công ty con của Techcombank - công bố nghị quyết thông qua việc đầu tư cổ phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam (MIK) với giá trị tối đa 450 tỷ đồng.

Các thương vụ thua lỗ, chật vật của SMBC trước khi vào VPBankSMBC từng đầu tư vào Eximbank (EIB) và Tập đoàn Bảo Việt (BVH). Tuy nhiên, tại thương vụ Eximbank, khoản đầu tư của SMBC thua xa lãi gửi tiết kiệm, còn tại thương vụ Bảo Việt, giá cổ phiếu hiện tại chỉ còn bằng nửa thời điểm đầu tư

Tin tức mới nhất

Xem thêm

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023