Thủ tướng: Giải quyết dứt điểm việc thiếu thuốc, ai không dám làm thì xin nghỉ

Thủ tướng: Giải quyết dứt điểm việc thiếu thuốc, ai không dám làm thì xin nghỉ

Thủ tướng Phạm Minh Chính sáng 6/11 đã chủ trì phiên họp thứ 18 của Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng chống dịch Covid-19 theo hình thức trực tuyến với 63 tỉnh, thành.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến nay ghi nhận trên 11,5 triệu ca mắc, hơn 10,6 triệu người khỏi bệnh (92,2%) và hơn 43.000 ca tử vong (0,38%). Tháng 10, cả nước ghi nhận 24.283 ca mắc mới, giảm 64,8% so với tháng trước; 15 ca tử vong, giảm 16 ca. Đáng chú ý, trong nước cũng đã ghi nhận trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.2.74 trong cộng đồng, mới nhất là biến thể phụ BA.2.75.

Tính đến hết ngày 2/11, Việt Nam đã triển khai tiêm được hơn 262 triệu liều vắc xin. Trong tháng 10, cả nước tiêm được 1,9 triệu liều, trung bình mỗi ngày tiêm được 60.000 liều, giảm so với trung bình tháng 9/2022 (100.000 liều/ngày), tháng 8/2022 (350.000 liều/ngày) và tháng 7/2022 (430.000 liều/ngày).

Theo Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, Việt Nam đang nghiên cứu đánh giá hiệu quả bảo vệ, đáp ứng miễn dịch của vắc xin phòng Covid-19. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại phiên họp, các thành viên BCĐ đã nêu một số khó khăn, hạn chế như một số nơi chưa quyết liệt trong phòng, chống dịch; công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện phòng, chống dịch chưa đồng đều, chưa nhất quán; chưa có sự vào cuộc của các cấp, các ngành cùng với ngành y tế, sự phối hợp giữa các lực lượng chưa nhịp nhàng, đồng bộ...; có tâm lý chủ quan, lơ là tiêm chủng…

Các đại biểu nhận định tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, chưa ổn định và khó dự đoán; miễn dịch đáp ứng do mắc bệnh hoặc tiêm chủng giảm dần theo thời gian. Bên cạnh đó, virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi với các biến chủng mới, biến chủng phụ tiềm ẩn khả năng lây lan nhanh, tránh được miễn dịch, giảm hiệu quả điều trị, không loại trừ nguy cơ tăng nặng, tử vong trở lại.

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vắc xin, sẵn sàng và tổ chức tốt công tác thu dung, điều trị; bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch...

Nghiên cứu, điều chỉnh chính sách phòng, chống dịch trong tình hình mới

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại chúng ta đã xác định nhiệm vụ đầu tiên cho năm 2022 là phải kiểm soát được dịch bệnh. Đến nay, thực tiễn khẳng định việc xác định mục tiêu này là đúng, trúng. Chúng ta đã kiểm soát được dịch bệnh dù vẫn còn những diễn biến phức tạp, trên thế giới xuất hiện nhiều biến chủng mới.

Thủ tướng nhận định dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, chưa ổn định và khó dự đoán. Do đó, tinh thần không để dịch chồng dịch; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; nâng cao tinh thần chủ động, khả năng phòng chống dịch, nhất là thúc đẩy việc tiêm vắc xin.

Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh tiêm chủng theo các mục tiêu đã đề ra, có phương án bảo đảm, phân bổ kịp thời vắc xin đáp ứng yêu cầu của các địa phương; tăng cường đôn đốc, hỗ trợ, hướng dẫn và thúc đẩy việc tổ chức tiêm vắc xin tại các địa phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

 Thủ tướng lưu ý Bộ Y tế  có kế hoạch cụ thể, thực hiện nghiêm túc kết luận của Chính phủ, Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ về mua vắc xin; không để thiếu vắc xin, nếu để thiếu vắc xin, Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế. Phải khắc phục khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục trong thời gian ngắn nhất, rút ra bài học kinh nghiệm và quyết tâm làm bằng được. Trong phát biểu mở đầu phiên họp, Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, nếu ai không dám làm thì xin nghỉ, đứng sang một bên.

Các quy định không thể bao phủ hết góc cạnh cuộc sống, trong khi thực tế có những diễn biến nhanh, khó lường, chưa có tiền lệ, nên các bộ, ngành, địa phương phải bám sát thực tiễn, cập nhật tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, tránh tình trạng phản ứng không kịp làm ảnh hưởng tới sức khỏe người dân và các hoạt động kinh tế - xã hội.

"Phát huy tinh thần đoàn kết, tinh thần chủ động, sáng tạo, sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan để giải quyết các vướng mắc, bất cập, khó khăn, thử thách có thể gặp phải trong tình hình hiện nay. Việc thuộc thẩm quyền cấp nào thì cấp đó phải giải quyết, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định", Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phối hợp tổ chức tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết 30 của Quốc hội khóa XV về cơ chế, chính sách phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời đề xuất điều chỉnh và có cơ chế chính sách mới phù hợp với tình hình, bối cảnh mới.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu chủ động hơn nữa trong công tác truyền thông và các bộ, ngành, địa phương đều phải coi trọng công tác này.

Nghiên cứu, điều chỉnh chính sách phòng, chống dịch phù hợp với tình hình mới. Ảnh: Hoàng Hà

Trong đó, chú trọng tiếp tục thông tin, tuyên truyền nâng cao ý thức, nhận thức của người dân trong phòng, chống dịch, đặc biệt tiếp tục đẩy mạnh thông tin về tác dụng, hiệu quả của vắc xin trong ngăn ngừa bệnh nặng, tử vong.

"Không có vắc xin thì dễ nhiễm Covid-19, dễ chuyển nặng và nguy cơ tử vong rất cao. vắc xin vẫn là vũ khí chiến lược trong phòng, chống dịch", Thủ tướng nhấn mạnh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục rà soát, sửa đổi, đề xuất hoàn thiện các quy định về đấu thầu, đấu giá. Bộ Ngoại giao tiếp tục thúc đẩy ngoại giao vắc xin và chuẩn bị tổ chức hội nghị tổng kết công tác này.

Thế giới vẫn trong đại dịch, chưa thể xác định việc loại trừ dịch COVID-19Sáng 6/11, theo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đánh giá gần nhất của Ủy ban Khẩn cấp (EC) về quy định y tế quốc tế (IHR) cho biết thế giới vẫn trong tình trạng đại dịch COVID-19.
Có thể ở nhà xấu hơn, đi xe xấu hơn nhưng không ai chấp nhận thuốc kém hơn

Có thể ở nhà xấu hơn, đi xe xấu hơn nhưng không ai chấp nhận thuốc kém hơn

"Mọi người ở thế giới đều nói, có thể ở nhà xấu hơn, đi xe xấu hơn nhưng không ai chấp nhận thuốc kém hơn", Phó Thủ tướng nói Vũ Đức Đam nói trong phiên thảo luận kinh tế xã hội chiều 28/10.
Tám tháng loay hoay đấu thầu thuốc, 3 đại biểu ngành y nói thẳng đến tân bộ trưởng

Tám tháng loay hoay đấu thầu thuốc, 3 đại biểu ngành y nói thẳng đến tân bộ trưởng

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM; PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan đều phàn nàn việc tháo gỡ mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế quá chậm.

Tin tức mới nhất

Xem thêm

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành

Phim 'Công tử Bạc Liêu': Làm người xem đi từ thất vọng đến phẫn nộ

Phim 'Công tử Bạc Liêu': Làm người xem đi từ thất vọng đến phẫn nộ

Giá vàng hôm nay 22/12/2024 giảm, trong nước ngược chiều đi lên

Giá vàng hôm nay 22/12/2024 giảm, trong nước ngược chiều đi lên