Tuyển dụng, trả lương đúng mới có người tài cho TP.HCM

Tuyển dụng, trả lương đúng mới có người tài cho TP.HCM

Chiều 8/6, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Một trong những nội dung được nhiều ĐBQH cho ý kiến là cơ chế, chính sách thu hút, giữ chân người tài, người có trình độ năng lực.

ĐB Thạch Phước Bình (Trà Vinh) kiến nghị Bộ Nội vụ sớm có cơ chế, chính sách chung về việc xác định biên chế cho cả nước. Trong đó cho phép TP.HCM chủ động xem xét, thẩm định, giao bổ sung, điều tiết số lượng biên chế tại phường, xã, thị trấn căn cứ vào thực tiễn địa phương về quy mô diện tích, dân số, sự phức tạp của địa bàn.

ĐB giải thích việc này sẽ khắc phục tình trạng thiếu biên chế cũng như sự quá tải về công việc hiện nay.

ĐB Thạch Phước Bình

Đối với xã của các huyện đông dân cư đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ cần chú ý nguyên tắc xác định quỹ lương trên cơ sở hiệu quả công việc phù hợp với ngân sách TP.HCM được điều tiết cao hơn từ mức ngân sách TP đóng góp vượt trội.

Đưa ra ý kiến tương tự, ĐB Đinh Ngọc Minh (Cà Mau) cho rằng cần giao cho TP.HCM ban hành quy định về tuyển dụng, trả lương công chức gắn với tăng thu ngân sách, vì con người là gốc của mọi vấn đề. Nếu có cơ chế, chính sách tuyển dụng, trả lương đúng thì mới có con người “vừa hồng, vừa chuyên” để phục vụ cho Thành phố phát triển. 

ĐB Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) khẳng định, cần phân cấp, ủy quyền mạnh mẽ hơn nữa giữa Chính phủ với TP.HCM và TP.HCM với các thành phố, quận, huyện trực thuộc. Sự phân cấp này không chỉ với tổ chức bộ máy, công chức, viên chức mà còn cả trong thẩm quyền về quy hoạch, xây dựng, đất đai, khoa học, công nghệ, văn hóa, xã hội và quản lý dân cư. 

ĐB Hà Sỹ Đồng.

Ngoài ra theo ĐB tỉnh Quảng Trị, cần dành cho TP.HCM một quy chế đặc biệt để phục vụ khoa học, công nghệ cao, chuyển đổi số và vấn đề liên quan đến phát triển công nghệ cao hàng đầu của cả nước. 

Về thu hút, lựa chọn, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cũng cần làm kỹ hơn và có cơ chế thông thoáng theo tư duy công nghiệp hiện đại để thu hút, trọng dụng nhân tài và tập trung chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu khu vực theo Nghị quyết 54.

Ông Hà Sỹ Đồng đánh giá, vấn đề này thời gian qua làm chưa tốt, nếu nghị quyết được Quốc hội thông qua thì cần giao cho Chính phủ ban hành chính sách cụ thể chỉ đạo triệt để thực hiện. 

Cơ chế thu hút nhân tài từ khi còn là học sinh

ĐB Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương) đề xuất TP.HCM cần có cơ chế lâu dài thu hút đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, nhân tài từ xa, từ sớm, từ lúc là học sinh THPT.

ĐB Nguyễn Thị Ngọc Xuân

Nữ ĐB dẫn kinh nghiệm một số nước tiên tiến có thể tham khảo như Israel - một quốc gia khởi nghiệp hàng đầu. Israel từ lâu đã cho học sinh lớp 4 học lập trình, lớp 10 học mã hóa an ninh mạng và chống hacker, có trường mầm non đã dạy kỹ năng máy tính và nghiên cứu robot.

45 năm qua, từ lớp 11, lớp 12 mỗi trường tại Israel chọn ra 3-6 học sinh xuất sắc, phân loại theo nhóm tài năng. Trong đó những học sinh giỏi nhất về toán học, khoa học, lập trình được miễn phí nơi ăn học, học đại học, học cao học, bố trí việc làm nhiều năm tại đơn vị công nghệ hàng đầu quốc gia.

Từ đây, ĐB nhấn mạnh, TP.HCM có đủ cơ hội, khả năng để đi tiên phong trong thu hút nhân tài này nếu có cơ chế vượt trội đầu tư cho giáo dục, khoa học và công nghệ. Việc này cũng góp phần xây dựng TP trở thành trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước và ASEAN. 

ĐB Nguyễn Lâm Thành (Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc) cho biết, dự thảo nghị quyết quy định miễn thuế cá nhân trong 5 năm từ thời điểm phát sinh thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ lương, tiền công của chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt.

ĐB Nguyễn Lâm Thành

ĐB cho rằng chính sách này chưa thực sự phù hợp và chưa phải là cơ chế khuyến khích. Vì quy định này chủ yếu tác động đến nhóm đối tượng là sinh viên mới ra trường hoặc là người bắt đầu đi làm.

Theo khảo sát, nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin hầu hết đều trong diện chịu thuế, vì khi họ đi làm từ 1-3 năm, có mức lương trung bình là 23 triệu.

ĐB đề xuất nên chăng áp dụng chính sách linh hoạt, không miễn toàn bộ mà áp dụng biểu giảm thuế thu nhập cho các đối tượng trong lĩnh vực này, phân loại từ 1-3 năm, 3-5 năm, 5-8 năm và trên 8 năm kinh nghiệm, tương ứng với mức giảm 70, 50, 30 và 10% mức thuế thu nhập trong thời hạn 5 năm.

Ông Lâm cho biết, phương án này sẽ thu hút được ngay nhiều nhân tài chất lượng cao đầu quân về làm việc tại TP.HCM, đồng thời cũng thu hút nhiều hơn học sinh, sinh viên ngành khoa học công nghệ cao, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin.

Ông Phan Văn Mãi thông báo tin vui: TP.HCM tăng trưởng 5,87% trong quý 2

Ông Phan Văn Mãi thông báo tin vui: TP.HCM tăng trưởng 5,87% trong quý 2

Trước khi nêu ý kiến tại buổi họp ở tổ, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM thông báo tin vui cho các đại biểu được biết, trong quý II, thành phố này tăng trưởng 5,87%, trong khi đó quý I chỉ đạt 0,7%.
Hóa giải nỗi sợ sai để lấy lại tốc độ cho ‘đầu tàu’ TP.HCM

Hóa giải nỗi sợ sai để lấy lại tốc độ cho ‘đầu tàu’ TP.HCM

Theo đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, nguyên nhân dẫn đến kinh tế TP.HCM sụt giảm là do nỗi sợ sai dẫn đến không dám tự quyết, không dám làm. Để ‘đầu tàu’ TP.HCM lấy lại tốc độ, chúng ta phải trao cho họ cơ chế được quyền hành động.

Tin tức mới nhất

Xem thêm

Cơn sốt nghìn tỷ USD năm 2024 và thách thức với những tỷ phú số 1

Cơn sốt nghìn tỷ USD năm 2024 và thách thức với những tỷ phú số 1

Ca sĩ Trúc Nhân sang Singapore sống 1 năm, đón giao thừa ở Mỹ trong đau nhói

Ca sĩ Trúc Nhân sang Singapore sống 1 năm, đón giao thừa ở Mỹ trong đau nhói

Chi tiết mức trừ điểm giấy phép lái xe ô tô với các lỗi vi phạm từ 2025

Chi tiết mức trừ điểm giấy phép lái xe ô tô với các lỗi vi phạm từ 2025