Về nơi cả làng nổi lửa, vạn bánh chưng ra lò mỗi ngày

Về nơi cả làng nổi lửa, vạn bánh chưng ra lò mỗi ngày

Đến làng Vĩnh Hòa, xã Hợp Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) những ngày này mới cảm nhận được không khí Tết đang tới rất gần. Nơi đây nổi tiếng với nghề làm bánh chưng, bánh tét từ hàng chục năm nay. 

Xử lý gạo nếp

Khác với những ngày thường, dịp gần Tết, gia đình nào trong làng nghề cũng tất bật từ sáng cho đến đêm muộn. 

Mọi người chuẩn bị hàng trăm tấn gạo nếp thơm ngon được nhập về từ Lào, Thái Lan, cùng các loại lá chuối, lá dong, thịt mỡ, dưa hành… để gói bánh.

Những ngày cận Tết, công việc của người dân làng Vĩnh Hòa bắt đầu từ khoảng 5h sáng. Từ đầu làng đến cuối làng, già, trẻ, trai gái… đều được phân công những nhiệm vụ khác nhau. Người ngâm gạo, người gói bánh, chẻ lạt, róc lá… Tiếng cười nói rộn rã khắp các ngõ xóm.

Sau khi chuẩn bị các vật dụng cần thiết, mỗi gia đình bắt đầu công việc gói bánh, luộc bánh chín. Đến khoảng 3 - 4h sáng hôm sau, mọi người đi giao bánh đến các cơ sở trong và ngoại tỉnh.

Các công đoạn gói, nấu bánh được thực hiện rất nhịp nhàng.

Đang ngồi gói bánh chưng với đôi tay thoăn thoắt, anh Lê Thái Yên (SN 1971) chia sẻ: “Nghề gói bánh chưng ở đây đã có từ lâu đời, mỗi dịp Tết đến chúng tôi tất bật hơn khi có nhiều đơn đặt hàng từ khắp nơi”.

“Từ ngày 18/12 âm lịch trở đi, 7-8 người trong gia đình tôi phải làm suốt ngày đêm, không có thời gian để nghỉ ngơi. Quân bình mỗi ngày chúng tôi gói được 1.000 - 1.200 chiếc, trị giá khoảng 25 - 30 triệu đồng. Sau khi nấu chín, bánh được đưa đi các thị trường TP Vinh, Hà Nội, Hà Tĩnh tiêu thụ”, anh Yên nói thêm.

Dịp này, mỗi ngày doanh thu từ việc nấu bánh chưng rất cao, hộ nhiều khoảng 15-20 triệu đồng, hộ bình thường từ 5 - 10 triệu đồng.

Với thâm niên gói bánh chưng gần 40 năm, bà Lưu Thị Bích Viên (SN 1973) chia sẻ thêm: “Bánh chưng Vĩnh Hòa đã nổi tiếng khắp nơi. Bánh ngon hay không quan trọng là cách chọn loại nếp, thịt làm nhân bánh, rồi cách luộc bánh nữa… Thông thường để nấu được một nồi bánh chín, chúng tôi phải mất 7 – 8 tiếng đồng hồ”.

Ông Lê Xuân Thủy (51 tuổi) là một trong những hộ làm bánh chưng đầu tiên ở làng Vĩnh Hòa với gần 50 năm làm nghề. Nghề làm bánh chưng đã giúp kinh tế gia đình ông ngày một khá giả.

Những chiếc bánh chưng thơm ngon làng Vĩnh Hòa, mang đậm hương vị ngày Tết cổ truyền.

“Gia đình chúng tôi làm nghề đã lâu, dịp gần Tết có rất nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… tìm đến đặt bánh để tổ chức tất niên, quà biếu nên công việc khá vất vả”, ông Thủy cho hay.

Ông Lưu Đức Bằng, xóm trưởng Vĩnh Hòa cho biết: “Vĩnh Hòa được công nhận làng nghề chế biến nông sản vào năm 2005. Hiện nay số hộ tham gia nghề gói bánh khoảng 220/372 hộ. Nghề bánh ở đây được cha truyền con nối, tạo nên thương hiệu đặc trưng giúp kinh tế địa phương, gia đình ngày một ổn định và phát triển”.

Việt Hòa

Tin tức mới nhất

Xem thêm

Chàng trai TPHCM chi 120 triệu đồng mỗi tháng chăm mèo 'quý tộc'

Chàng trai TPHCM chi 120 triệu đồng mỗi tháng chăm mèo 'quý tộc'

Dùng chiêu 've sầu thoát xác', bán hàng online nguy cơ bị phạt nặng tiền thuế

Dùng chiêu 've sầu thoát xác', bán hàng online nguy cơ bị phạt nặng tiền thuế

Có nên tận dụng móng cũ cho nhà xây mới?

Có nên tận dụng móng cũ cho nhà xây mới?